Kiểm tra và bảo dưỡng bàn nâng hàng đúng cách tại nhà xưởng. Bàn nâng thủy lực ngày nay được ứng dụng nhiều tại các kho logistics, nhà máy chế biến, sản xuất… để hỗ trợ nâng hạ hàng hóa một cách an toàn và hiệu quả nhất. Trong quá trình vận hành, để nâng cao được tuổi thọ cũng như khai thác hết công dụng của bàn nâng. Đòi hỏi người sử dụng cần nắm bắt rõ cách vận hành, kiểm tra và bảo dưỡng bàn nâng đúng cách, hiểu rõ những điều cấm kị trong quá trình sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẽ một số thông tin cho bạn:

1. Bàn nâng thủy lực là gì?

Ban-nang-thuy-luc-la-gi
Bàn nâng thủy lực là gì?

Bàn nâng thủy lực hay còn gọi là Scissor lift table là thiết bị dùng để hỗ trợ nâng, hạ người, hàng hóa công nghiệp nặng, máy móc cỡ lớn lên cao trong phạm vi chuyển động thẳng đứng nhờ cấu trúc hình chữ X chắc chắn. Đây là giải pháp tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực thay cho các phương thức vận chuyển hàng hóa truyền thống.

Sử dụng bàn nâng thủy lực giúp quá trình vận chuyển hàng hóa diễn ra thuận lợi, đảm bảo độ an toàn, tránh phát sinh các rủi ro và giảm chi phí. Bàn nâng có khả năng chịu tải lớn từ 500 kg, 700 kg, 1000 kg, 2000 kg hay 6000 kg và chiều cao nâng đa dạng đó là lí do mà các nhà xưởng, khu công nghiệp thường sử dụng và xem như một công cụ đắc lực không thể thiếu.

Ngoài ra, nó là công cụ không thể thiếu trong lĩnh vực vận chuyển xuất nhập hàng hóa. Nó có thể hỗ trợ tiếp cận các khu vực có không gian nhỏ hẹp để nâng hàng hóa lên cao, hạn chế chi phí nhân công. Cách vận hành đơn giản nhưng vẫn đảm bảo năng suất công việc. Khi không cần sử dụng hay hoạt động nữa, nó cũng không chiếm quá nhiều không gian, diện tích bên trong nhà xưởng. Đây là yếu tố vô cùng tiện ích được khá nhiều doanh nghiệp đánh giá cao.

2. Lưu ý khi vận hành bàn nâng thủy lực tại nhà xưởng

luu-y-khi-van-hanh-ban-nang-thuy-luc-tai-nha-xuong
Lưu ý khi vận hành bàn nâng thủy lực tại nhà xưởng

Bàn nâng thủy lực phổ biến là thế, nó đang là con ác chủ bài tại các nhà máy, kho xưởng có tần suất nâng hạ, vận chuyển hàng hóa thường xuyên, liên tục. Nhưng làm thế nào để vận hành nó an toàn, hiệu quả và nâng cao tuổi thọ. Người dùng cần phải nhớ một số lưu ý khi vận hành bàn nâng thủy lực tại nhà xưởng với các quy tắc dưới đây:

– Đọc và hiểu kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng bàn nâng tự động.

– Không cho bàn chân hoặc tay vào thanh chéo bàn nâng.

– Những người không vận hành nên tránh xa khi đang hoạt động.

– Không đứng ở phía trước hoặc phía sau khi máy đang hoạt động.

– Không cúi dưới mặt sàn làm việc.

– Không nâng hoặc cõng hàng khi đang ở trên máy.

– Không dùng mặt sàn này cho bất cứ mục đích gì khác ngoài việc nâng hạ hàng, không nâng hạ hàng vượt quá tải trọng cho phép.

– Không cho phép người sử dụng bàn nâng mà không hiểu rõ về cơ chế hoạt động của máy.

– Diện tích của vật được nâng nên chiếm 80% diện tích của mặt sàn làm việc. Dừng việc nâng hàng nếu thấy không chắc chắn.

– Không điều chỉnh mặt sàn nâng mà không có sự cho phép của nhà sản xuất.

3. Kiểm tra và bảo dưỡng bàn nâng hàng đúng cách

Khách hàng luôn gặp khó khăn trong vấn đề kiểm tra bàn nâng khi chúng gặp vấn đề hoặc không hiểu rõ cách bảo dưỡng bàn nâng thì dưới đây là một số mẹo có thể hỗ trợ doanh nghiệp xử lý các bước tạm thời và đơn giản. Nếu bàn nâng không thể hoạt động tốt như hoặc lỗi kỹ thuật nên liên hệ ngay với đơn vị cung cấp nếu có chính sách bảo hành hoặc tìm kiếm đơn vị sửa chữa uy tín, tránh gián đoạn sản xuất cũng như những rủi ro không mong muốn xảy ra.

kiem-tra-va-bap-duong-ban-nang-hang-dung-cach
Kiểm tra và bảo dưỡng bàn nâng hàng đúng cách
  • Kiểm tra bàn nâng hàng ngày:

 – Kiểm tra máy móc hàng ngày là việc làm rất quan trọng để tránh bất cứ sự cố hoặc lỗi nào xảy ra, kiểm tra hàng ngày trước khi vận hành bàn nâng.

– Kiểm tra các điểm uốn hoặc điểm nứt của mặt sàn nâng.

– Kiểm tra bất cứ sự rò rỉ dầu từ xi lanh.

– Kiểm tra độ dão dọc theo cạnh của mặt sàn làm việc.

– Bảo đảm tất cả ốc vít và bu lông được xiết chặt.

  • Cảnh báo khi vận hành và sử dụng bàn nâng:

– Không được nâng hàng quá tải trọng, để tải trọng trong giới hạn cho phép

– Không để vật được nâng ở cạnh hoặc góc mà nên để ở giữa, diện tích chiếm ít nhất là 80% diện tích mặt sàn nâng.

  • Bảo dưỡng bàn nâng hàng:

– Thay dầu thủy lực 12 tháng một lần.

– Tra dầu bôi trơn mỗi tháng một lần: dầu cho xylanh, dầu ma sát cho trục lăn.

– Bề mặt/Mỡ: dầu liên kết các chốt hãm, cần trục lên xuống.

4. Công ty chuyên sản xuất và lắp đặt bàn nâng thủy lực uy tín hiện nay

cong-ty-chuyen-san-xuat-va-lap-dat-ban-nang-thuy-luc-uy-tin
Công ty chuyên sản xuất và lắp đặt bàn nâng thủy lực uy tín hiện nay

Bạn là chủ doanh nghiệp, nhà máy sản xuất hay nhà thầu… nên tìm kiếm đơn vị trực tiếp sản xuất để có thể sở hữu sản phẩm theo đúng yêu cầu, kích thước và phù hợp với mục đích sử dụng. Ngoài Hưng Thịnh Phát, Hưng Việt, Cơ khí Hoàng Quân… thì Sài Gòn Nam Phát là một trong những thương hiệu đang được khách hàng công nghiệp ưu tiên lựa chọn hàng đầu. Bởi hiện tại:

  • Navidock là thương hiệu độc quyền tại Sài Gòn Nam Phát. Là thương hiệu chuyên tư vấn, thiết kế và sản xuất theo yêu cầu của khách hàng mà không qua bất kì trung gian nào.
  • Sản xuất sản phẩm trên dây chuyền hiện đại, đạt tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu.
  • Cùng dịch vụ vận chuyển và lắp đặt tận nơi trong và ngoài nước.
  • Với chính sách bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng an toàn, kịp thời và nhanh chóng.

Ngoài ra, Sài Gòn Nam Phát còn trực tiếp sản xuất cầu dẫn hàng lên container, sàn nâng tự động Dock Leveler, bàn nâng ô tô, bộ trùm túi khí Inflatable Dock shelter… Nhằm giúp khách hàng giải quyết triệt để vấn đề nâng hạ và kiểm soát điều kiện môi trường trong quá trình xuất nhập hàng.

Liên hệ cho Sài Gòn Nam Phát theo số Hotline hoặc công cụ trao đổi trên website để được hỗ trợ và tư vấn.