MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG GDP VIỆT NAM TRONG 5 NĂM TỚI

Về kinh tế, dự thảo nêu chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước GDP Việt Nam trong 5 năm tới khoảng 6,5 – 7%.

1. Một Số Dự Báo Kinh Tế GDP Việt Nam

Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII vừa công bố dự thảo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016 – 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025. Về kinh tế, dự thảo nêu chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng như sau:
  • Tổng sản phẩm trong nước GDP bình quân 5 năm tới khoảng 6,5 – 7%;
  • GDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 4.700 – 5.000 USD.
  • Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%;
  • Kinh tế số đạt khoảng 20% GDD.
Về xã hội, dự thảo định hướng một số chỉ tiêu 5 năm tới như:
  • Tuổi thọ trung bình khoảng 74,5 tuổi, số năm sống khoẻ đạt tối thiểu 67 năm;
  • Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đến năm 2025 khoảng 25%;
  • Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2025 là 70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 28-30%;
  • Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.
  • Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm tới bằng khoảng 32 – 34% GDP.
  • Tỷ lệ huy động nguồn ngân sách giai đoạn 2021 – 2025 đạt 15 – 16% GDP.
vn231020 1603411267956794494956
Hoạt động của một công xưởng tại Việt Nam
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, quy mô nền kinh tế năm 2020 dự kiến đạt khoảng 340 tỷ USD (7,99 triệu tỷ đồng) và GDP bình quân đầu người khoảng 3.490 USD.

2. GDP Việt Nam Tăng Tốc Tăng Trưởng Trong 5 Năm Tới

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã đưa ra dự kiến tăng trưởng GDP năm 2021 tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2020. Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã báo cáo về ước kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2020 và dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2021.
vn1231020 1603411285579737482860
Dự kiến GDP tăng trưởng sau 5 năm

2.1 Về kết quả kinh tế sau dự thảo

Về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2020, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, trong bối cảnh rất khó khăn, nền kinh tế nước ta không rơi vào tình trạng suy thoái, vẫn giữ được mức tăng trưởng dương, trong khi nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới dự báo có mức tăng trưởng âm. Chính phủ nhất quán quan điểm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, có cơ chế, giải pháp, chính sách phù hợp kích thích mạnh mẽ 3 động lực tăng trưởng chủ yếu, gồm: đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng;
gdp kinh te 16013846704041061117130
GDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 2.750 USD/người.
Nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép”, kiên quyết phòng, chống đại dịch COVID-19. Đồng thời tranh thủ cơ hội, phục hồi nhanh các hoạt động kinh tế, phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2020. Trong đó tăng trưởng cả năm đạt khoảng 2%, nếu điều kiện cho phép phấn đấu đạt khoảng 2,5%. Kinh tế tư nhân chưa thực sự mạnh, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng lớn, kết nối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tham gia chuỗi giá trị và mạng sản xuất khu vực và toàn cầu còn hạn chế.

2.2 Về dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội

Về dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2021, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, dự báo nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng trước nhiều thách thức. Đại dịch COVID-19 trên thế giới tuy có dấu hiệu dịu lại nhưng còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, khó lường và khả năng cao sẽ kéo dài cả năm 2021. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu dự kiến tăng trưởng GDP năm 2021 đạt khoảng 6,7% với mục tiêu tổng quát là: “Tập trung khắc phục khó khăn, khôi phục nền kinh tế, tận dụng thời cơ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến 2030; Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức sáng tạo của mỗi cá nhân; từng bước xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, bảo đảm cuộc sống hạnh phúc của nhân dân;
4223 GDP1 837781
Việt Nam đặt mục tiêu GDP tăng 6,5 – 7%/năm vào năm 2025
Nâng cao đời sống nhân dân và bảo đảm an sinh xã hội; chú trọng bảo vệ môi trường và ứng phó hiệu quả biến đổi khí hậu; tăng cường quốc phòng, an ninh; Chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế”. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đề xuất dự kiến xây dựng 23 chỉ tiêu chủ yếu, tăng về số lượng chỉ tiêu so với các năm trước của giai đoạn 2016 – 2020 (khoảng 12 chỉ tiêu) để bảo đảm tính gắn kết chặt chẽ hơn nữa giữa Kế hoạch hàng năm và Kế hoạch 5 năm (giai đoạn 2021 – 2025), tạo thuận lợi và gắn kết việc đánh giá kế hoạch hàng năm với đánh giá giữa kỳ và 5 năm.

Theo Báo Điện Tử VTV

Bài viết liên quan: