Các tiêu chuẩn chất lượng trong sản xuất

Tiêu chuẩn chất lượng được định nghĩa là các tài liệu cung cấp yêu cầu, thông số kỹ thuật, hướng dẫn hoặc đặc điểm có thể được sử dụng nhất quán để đảm bảo rằng vật liệu, sản phẩm, quá trình và dịch vụ phù hợp với mục đích sử dụng. Là nhà máy sản xuất đòi hỏi cần phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn cần thiết như HACCP, ISO, GMP… Mỗi tiêu chuẩn sẽ có từng yêu cầu và quy định khác nhau nhưng một doanh nghiệp nếu đảm bảo đủ đầy các tiêu chuẩn trên đã có thể yên tâm về chất lượng cho đến dịch vụ góp phần nâng cao mức độ uy tín của thương hiệu. Vậy thực chất các tiêu chuẩn chất lượng trong sản xuất bao gồm những gì? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết chi tiết dưới đây?

Chất lượng ISO là gì?

logo iso 9001:2015
Chất lượng ISO là tiêu chuẩn quản lý chất lượng thịnh hành trên thế giới

ISO là chữ viết tắt của cụm từ International Organization for Standardization – Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế. Đây là một tổ chức độc lập và phi chính phủ với số lượng thành viên lên đến 165 quốc gia, có trụ sở chính đặt tại Geneva, Thụy Điển.

Tiêu chuẩn ISO được chấp nhận rộng rãi trên hầu hết các quốc gia trên thế giới thì nó đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cả 2 phía: Doanh nghiệp và người dùng sản phẩm của doanh nghiệp đó.

Đối với doanh nghiệp, nhà máy sản xuất tiêu chuẩn ISO sẽ được xem như một chuẩn mực để phấn đấu và đạt được. Vì nếu nhận được một sự công nhận có độ tin cậy cao, mang tầm cỡ quốc tế thì niềm tin của khách hàng cũng sẽ tăng, và từ đó doanh nghiệp sẽ thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn cho mình.

Những tiêu chuẩn ISO phổ biến hiện nay:

  • Tiêu chuẩn ISO 9000

Tiêu chuẩn ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng trong môi trường sản xuất. ISO 9000 được công bố từ rất sớm (1987), bao gồm 7 nguyên tắc cơ bản mà các doanh nghiệp luôn muốn đạt được.

  • Tiêu chuẩn ISO 9001

Tiêu chuẩn ISO 9001 là bộ tiêu chuẩn về Quản lý chất lượng. Đây được xem là tiêu chuẩn phổ biến nhất do ISO ban hành. Nó có vai trò đánh giá hệ thống quản lý chất lượng một cách chặt chẽ, để xem hệ thống quản lý đó có phù hợp với doanh nghiệp hay không.

  • Tiêu chuẩn ISO 14001

Tiêu chuẩn ISO 14001 là tiêu chuẩn trong lĩnh vực Quản lý môi trường. Đây là tiêu chuẩn mới nhất của ISO, nếu được kết hợp cùng với ISO 9001 thì doanh nghiệp sẽ có hướng kinh doanh rõ ràng, hiệu quả và chiếm được lòng tin của khách hàng nhiều hơn.

  • Tiêu chuẩn ISO 22000

Tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn về Vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong ngành công nghiệp thực phẩm, việc được áp vào một tiêu chuẩn để tổ chức kiểm soát được các nguy cơ về mất an toàn thực phẩm là vô cùng cần thiết.

Đối với Sài Gòn Nam Phát trước khi nghiên cứu và cho ra đời bất kì một dòng sản phẩm nào, chúng tôi đều hướng đến tiêu chuẩn ISO, tất cả các sản phẩm của chúng tôi đều đạt ISO 9001. Chính vì vậy, khi khách hàng sử dụng sản phẩm tại đây hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng cũng như quá trình sử dụng.

Tìm hiểu thêm về các loại cửa công nghiệp giúp khách hàng đạt tiêu chuẩn ISO cơ sở sản xuất

Chất lượng HACCP là gì?

logo chứng nhận haccp
Các nhà máy đạt chuẩn haccp có môi trường sản xuất an toàn, vệ sinh

HACCP là viết tắt của cụm từ Hazard Analysis and Critical Control Point System là công cụ kiểm soát các mối nguy hại trong suốt quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm theo nguyên tắc hệ thống, phòng ngừa,  từ khâu sản xuất nguyên liệu, trong từng công đoạn sản xuất, chế biến và đến tận tay người tiêu dùng. Nó được lập ra để ngăn ngừa, giảm thiểu mối nguy an toàn thực phẩm đến mức chấp nhận được.

Khi áp dụng chứng nhận HACCP trong doanh nghiệp, nó sẽ mang lại đến những lợi ích cực kỳ thiết thực. Đó chính là:

– Kiểm soát môi trường sản xuất tốt hơn, nâng cao uy tín về chất lượng sản phẩm, giúp doanh nghiệp tăng giá trị thương hiệu, tạo khả năng chiếm lĩnh thị trường.

– Tạo điều kiện thuận lợi hơn khi thực hiện công tác đàm phán, ký kết hợp đồng cả trong lẫn ngoài nước.

– Được phép in chứng nhận HACCP trên nhãn hàng của doanh nghiệp, tạo được niềm tin tuyệt đối cho khách hàng và bạn hàng.

– Tạo bước đệm vô cùng quan trọng để việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 vào doanh nghiệp.

Tham khảo thêm các thiết bị nâng hạ giúp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình xuất nhập hàng hóa

Đối với các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất, chế biến thực phẩm, dược phẩm hay hóa chất… đều cần phải chú trọng đến yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm. Những rủi ro của việc không đáp ứng tiêu chuẩn HACCP không dừng ở việc tổn thất nhiều chi phí còn ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu. Đây là điều mà không một doanh nghiệp nào mong muốn nó xảy ra. Chính vì vậy, để kiểm soát tốt điều kiện môi trường sản xuất cũng như bụi bẩn và côn trùng, nhanh chóng đạt tiêu chuẩn HACCP, các chủ doanh nghiệp nên tìm kiếm cho mình các giải pháp cần thiết cho kho xưởng, cụ thể:

  • Thiết bị kiểm soát quá trình xuất nhập hàng: Phòng đệm Dock house, bạt che Dock shelter, Bộ trùm túi khí Inflatable Dock Shelter… Ngoài ra còn có các thiết bị nâng hạ, rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa như: Sàn nâng tự động Dock Leveler, cầu dẫn hàng di động Mobile Yard Ramp…
  • Thiết bị kiểm soát nhiệt đội môi trường, bụi bẩn và côn trùng như: hệ thống cửa công nghiệp (Cửa cuốn nhanh, cửa trượt trần, cửa kho lạnh…), màn nhựa PVC, quạt chắn gió, đèn diệt côn trùng…

Hiện Sài Gòn Nam Phát là đơn vị trực tiếp sản xuất và cung cấp các giải pháp nâng hạ, kiểm soát quá trình xuất nhập với tiêu chuẩn công nghệ Châu Âu. Nếu doanh nghiệp bạn đang quan tâm đến các sản phẩm có thể liên hệ cho Sài Gòn Nam Phát để được hỗ trợ và tư vấn!

Chất lượng GMP là gì?

logo trắng đen của chứng nhận gmp
Chứng nhận GMP rất là cần thiết đối với các doanh nghiệp chuyên sản xuất lương thực, thực phẩm

Tiêu chuẩn GMP hay còn gọi là Good manufacturing practices (GMP) là các thực hành bắt buộc để tuân theo các hướng dẫn được khuyến nghị bởi các cơ quan kiểm soát việc cấp phép. Đây là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt áp dụng để quản lý sản xuất trong các ngành: dược phẩm, mỹ phẩm, thiết bị y tế, thực phẩm… GMP là một phần của hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo kiểm soát các điều kiện về nhà xưởng, con người, sản xuất… để đạt được tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh cung cấp cho người tiêu dùng, tránh các nguy cơ về nhiễm khuẩn chéo.

Theo tiêu chuẩn GMP – WHO, các nhà máy sản xuất phải được xây dựng và thiết kế theo những chuẩn đặc biệt để tạo điều kiện cho việc bảo trì và vệ sinh trong quá trình sản xuất. Khu vực nền, tường và trần nhà luôn được đảm bảo sạch sẽ. Không để các sinh vật gây hại tồn tại và sinh sôi ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm. Nếu các sinh vật gặm nhấm hay nấm mốc phát triển sẽ là mối nguy hại nghiêm trọng, dễ phát sinh nhiễm khuẩn. Các khu vực trong nhà xưởng phải đảm bảo chắc chắc, không để ngấm nước và dễ dàng cho việc lau chùi. Ngoài quá trình sản xuất, hoạt động xuất nhập hàng cũng cần đảm bảo an toàn vệ sinh, tránh các tác nhân xấu gây ảnh hưởng hàng hóa trong kho.

Là nhà máy sản xuất bạn có thể tham khảo một số giải pháp sau để giúp quá trình đạt tiêu chuẩn GMP diễn ra nhanh chóng và hiệu quả:

  • Bộ trùm túi khí, bạt che và đệm che: Giải pháp tránh ô nhiễm tại khu vực xuất nhập hàng.
  • Cửa cuốn đóng mở nhanh: Giải pháp hỗ trợ lưu thông, đảm bảo nhiệt độ trong kho ổn định.
  • Đèn diệt côn trùng, màn nhựa PVC, quạt chắn gió/thông gió: Nhóm thiết bị ngăn ngừa bụi bẩn, côn trùng, loại bỏ ẩm mốc trong kho, giúp quá trình sản xuất diễn ra an toàn và hiệu quả.

Hiện Sài Gòn Nam Phát đang sản xuất các nhóm thiết bị trên với mục đích hỗ trợ các nhà máy sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn về cơ sở vật chất GMP nói trên. Doanh nghiệp bạn có thể tham khảo và liên hệ cho Sài Gòn Nam Phát để được tư vấn kỹ hơn về sản phẩm.

Tham khảo các mẫu đèn diệt côn trùng

Chất lượng CE là gì?

logo chứng nhận CE
Những doanh nghiệp muốn xuất khẩu ra các nước Châu Âu cần có chứng nhận CE để có thể làm thủ tục hải quan

Trên các sản phẩm thương mại, chữ CE (như logo CЄ) có nghĩa là nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu khẳng định hàng hóa phù hợp với các tiêu chuẩn về sức khỏe, an toàn và bảo vệ môi trường của Châu Âu.

Một sản phẩm được đánh dấu chứng nhận tiêu chuẩn CE đồng nghĩa với việc nhà sản xuất tuyên bố chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình đáp ứng đủ các tiêu chuẩn CE được quy định theo luật pháp. Sau khi được đánh dấu CE, sản phẩm của doanh nghiệp có thể bán ra trên Khu vực kinh tế Châu Âu và EEA. Ngoài ra, các sản phẩm sản xuất tại nước thứ ba có thể bán ra trên EEA và Thỗ Nhĩ Kỳ nếu đáp ứng được cá tiêu chuẩn nêu trên. Tuy nhiên không phải sản phẩm nào cũng cần đóng dấu CE.

Đối với nhà sẩn xuất, trước khi cho hàng hóa lưu hành trên thị trường EU, nhà sản xuất cần thực hiện kiểm tra chất lượng hợp chuẩn. Đồng thời xây dựng hồ sơ và tuyên bố hợp chuẩn EC, sau đó gắn dấu CE lên sản phẩm.

Đối với nhà phân phối, bạn cần kiểm tra dấu CE và giấy tờ cần thiết. Cuối cùng, đối với những đơn vị nhập khẩu sản phẩm từ bên thứ ba, bạn nên kiểm tra tài liệu có sẵn đồng thời đánh giá lại tiêu chí CE đã được thực hiện đầy đủ hay chưa.

Tiêu chuẩn CE là tiêu chuẩn bắt buộc đối với một số loại mặt hàng lưu hành tại EU. Hệ thống thiết bị xuất nhập hàng cũng như cửa công nghiệp tại Sài Gòn Nam Phát cũng thuộc một trong những loại mặt hàng bắt buộc chứng nhận tiêu chuẩn CE. Để chinh phục được các Đối tác Khách hàng trong và ngoài nước, Sài Gòn Nam Phát đã và đang đảm bảo chất lượng sản phẩm mà công ty cung cấp ra thị trường đều đã thông qua tiêu chí đóng dấu CE – tiêu chuẩn xuất nhập khẩu vào thị trường châu Âu. Hằng tháng chúng tôi đều có những lô hàng xuất khẩu đến Châu Âu và Châu Úc, chính vì vậy khách hàng hoàn toàn có thể hoàn toàn yên tâm mua và sử dụng các sản phẩm của chúng tôi.

Xem thêm các dự án lớn đã sử dụng sản phẩm của Sài Gòn Nam Phát: https://saigonnamphat.vn/du-an/

Chất lượng RoHS là gì?

Biểu tượng chứng ROHS
Chứng nhận RoHS là một chứng nhận bất cứ công ty có sử dụng hóa chất nhiều cũng cần phải có

Từ đầu thế kỉ 20, các hóa chất được đưa vào sản xuất tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường bên ngoài. Chúng ta không thể phủ nhận sự phát triển của xã hội hiện nay không thể thiếu sự đóng góp to lớn của các hóa chất công nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng hóa chất cũng là con dao hai lưỡi, nó cũng là tác nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường và trực tiếp gây ảnh hưởng sức khỏe cho con người nếu không được qua xử lý.

Để giải quyết tình trạng này, Liên minh châu Âu đã hạn chế việc sử dụng các hóa chất có hại bằng cách đưa chỉ thị RoHS 2002/95/EC vào ngày 27/01/2003. Đây là bước tiến trong việc nhìn nhận đúng đắn về việc sử dụng các thiết bị điện tử đạt chuẩn RoHS, biến vấn đề sử dụng thiết bị chứa chất độc hại trở thành vấn đề pháp lý.

Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập thế giới, thỏa mãn tiêu chuẩn RoHS tạo điều cho các mặt hàng điện tử của Việt Nam được phổ biến rộng rãi tại châu Âu và trên thế giới. Căn cứ thông tư số 30/2011/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 23/9/2011, các nhà xuất khẩu tại Việt Nam xuất khẩu các hàng hóa có chứa hóa chất sang châu Âu cần nắm rõ các quy định nghiêm ngặt về chỉ thị RoHS.

Có thể nói, RoHS là một trong những tiêu chuẩn bắt buộc đối với một số nhóm sản phẩm điện tử nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng cũng như môi trường khỏi các chất độc hại có trong các sản phẩm trên. Khách hàng nên chọn mua các sản phẩm điện tử có chứng nhận đạt chuẩn RoHS. Các sản phẩm được cung cấp bởi Sài Gòn Nam Phát như hệ thống cửa công nghiệp, nhóm sản phẩm phụ trợ (quạt chắn gió, đèn diệt côn trùng…) tất cả đều đã thông qua tiêu chuẩn RoHS bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm.

Trên đây là toàn bộ những tiêu chuẩn chất lượng mà các nhà sản xuất cần đặc biệt quan tâm và biết đến để hỗ trợ trong quá trình sản xuất cũng như cung cấp sản phẩm ra thị trường. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ rõ hơn về các tiêu chuẩn thiết yếu này và biết được những sản phẩm nào có thể góp phần giúp doanh nghiệp bạn nhanh chóng tạo dựng mức độ uy tín trong lòng khách hàng.

Bài viết liên quan: