Hậu Covid-19, ngành công nghiệp có xu hướng đi xuống mạnh nhưng bên cạnh đó, nông nghiệp đang có phần khởi sắc hơn. Theo một số nhận định, nông nghiệp mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng vẫn có khả năng khôi phục nhanh chóng. Tại cuộc họp Quốc hội khóa XIV, hiệp định EVFTA đã được thông qua, kì vọng nông nghiệp sẽ là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất khi được mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước Liên minh Châu Âu (EU).
Hiệp định EVFTA
Hiệp định EVFTA

1. Cam Kết Cắt Giảm Thuế Quan – Cơ Hội Hay Thách Thức?

Theo nhận định của chuyên gia, sau hậu Covid-19, Việt Nam đang có cuộc trở mình, nhanh chóng bước vào giai đoạn hội nhập mới với sự tham gia vào Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA). Đây là cơ hội lớn để ngành nông nghiệp Việt Nam bứt phá, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế và ổn định mức độ tăng trưởng. EVFTA sẽ là đòn bẩy tăng trưởng kinh tế và mở rộng sự thâm nhập của nông sản Việt Nam vào thị trường 18.000 tỷ USD Theo ý kiến riêng của các chuyên gia hàng đầu Việt Nam cho biết: Tham gia EVFTA các mặt hàng nông sản chiến lược và có lợi thế mở rộng xuất khẩu nhờ cam kết cắt giảm thuế quan. Đồng thời doanh nghiệp sẽ nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ, cải thiện năng lực quản lý, khả năng đổi mới nhanh,… Một ví dụ điển hình, sau nhiều năm xuất khẩu mặt hàng nông sản vải thiều sang thị trường Nhật Bản khó khăn, đến năm 2020, giá vải thiểu Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản giữ giá cao chưa từng có. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho khởi đầu nông nghiệp Việt Nam sau khi đối mặt với dịch bệnh.
Xuất khẩu vải thiều
Xuất khẩu vải thiều
“Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN&PTNT), một số sản phẩm nông sản chủ lực được hưởng ưu đãi về thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực sẽ có lợi thế khi xuất khẩu sang thị trường EU như: sản phẩm trồng trọt, rau quả có 520/556 dòng thuế về 0%; 85,6% dòng thuế áp cho rau quả chế biến cũng về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực. Tỷ lệ này ở cà phê, hạt tiêu là 93% dòng thuế về 0% và ngành điều hưởng thuế 0% ngay khi EVFTA có hiệu lực…”, bà Phạm Thị Hồng Hạnh chia sẻ. Chưa dừng lại ở đó, thủy sản cũng là mặt hàng Việt Nam có nhiều lợi thế khi EVFTA được thực thi. Nói riêng về mặt hàng tôm, EU là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất, chiếm tỷ trọng trên 20% trong tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam. Về lợi thế cạnh tranh thuế nhập khẩu vào EU so với các nước sản xuất khác, tôm sú được giảm từ mức thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP) 4,2% về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, tôm chân trắng đông lạnh sẽ giảm dần về 0% sau 5 năm, trong khi Thái Lan không được hưởng GSP, không ký hiệp định thương mại tự do (FTA) – bị mức thuế cơ bản 12%, Ấn Độ không có FTA chịu thuế GSP 4,2%… Không chỉ sản phẩm xuất khẩu được nhiều ưu đãi, nhìn chung thị trường trong nước vẫn có cơ hội tiếp xúc với các sản phẩm nông sản chất lượng cao, giá cả hợp lí hơn, đặc biệt đối với các sản phẩm nông sản được xem là giới hạn mà Việt Nam không có. Với sự cạnh tranh của giá cả hiện nay, vấn đề doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu nông sản vô cùng quan trọng, nhất là hiệp định EVFTA này giúp các mặt hàng nông sản giảm được thuế rất lớn. Riêng đối với cà phê, việc giảm thuế về 0% sẽ mang lại nhiều lợi thế. Hiện nay, doanh nghiệp nhiều nước đã đầu tư vào ngành hàng này tại Việt Nam.

2. Phát Triển Các Chuỗi Giá Trị Sản Phẩm, Tăng Độ Cạnh Tranh Trên Trường Quốc Tế

Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, những hiệp định thế hệ mới này cũng có những ảnh hưởng không nhỏ tới ngành Nông nghiệp Việt Nam thông qua các cam kết khác nhau về thuế quan, vệ sinh an toàn thực phầm, quy định đầu tư, lao động. xuat khau nong san 4 Mặt dù giảm thuế hải quan là điều đáng mừng nhưng theo ông Nguyễn Quốc Toản, không nên xem ưu đãi thuế quan là vạch đích vì thực chất nó vẫn tồn tại nhiều rủi ro không thể lường trước được. Thay vào đó, chúng ta nên tìm cách vượt qua hàng rào kỹ thuật EU về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm và bảo hộ sở hữu trí tuệ. Trước tiên, đó là các tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm không chỉ là VietGAP mà phải nâng lên GlobalGAP, hay năng lực chế biến nông sản cũng cần được tăng lên để phù hợp hơn với EU, nơi có khoảng cách địa lý lớn với Việt Nam. Đồng thời, các doanh nghiệp sẽ phải phát triển các sản phẩm có sự chế biến tốt, bảo quản dài ngày, kể cả trái cây lẫn thủy sản để có thể chinh phục được thị trường này. Hiệp định EVFTA là cơ hội, cũng là sức ép hợp lý để các doanh nghiệp Việt Nam điều chỉnh, thay đổi phương thức kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh. Khi rào cản thuế quan không còn là công cụ hữu hiệu để bảo vệ, thị trường nhập khẩu có xu hướng sử dụng nhiều hơn các biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp… EU cũng là một trong những thị trường có truyền thống sử dụng các công cụ này. Vì vậy, cộng đồng DN gỗ Việt Nam cần tập trung nguồn lực để đổi mới công nghệ, đặc biệt có kế hoạch cụ thể để triển khai khâu thiết kế sản phẩm và xây dựng thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam. Nông sản Việt cần có cách tổ chức kênh phân phối sao cho hiệu quả để có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Thông tin sản phẩm phải minh bạch để người tiêu dùng trong nước tin tưởng sản phẩm trong nước hơn sản phẩm nhập khẩu. Do đó, các ngành hàng cần tiếp tục tổ chức lại sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Các hiệp hội, ngành hàng cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà xuất khẩu, liên kết chuỗi giá trị sản xuất giữa người sản xuất và DN. Để tận dụng cơ hội từ EVFTA, ngành Nông nghiệp sẽ tiếp tục thúc đẩy sự hình thành, phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao. Các sản phẩm cấp quốc gia cần khẩn trương rà soát, xác định rõ quy hoạch ổn định lâu dài các vùng, tiểu vùng và địa bàn sản xuất sản phẩm hàng hóa tập trung đảm bảo đạt các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Việt Nam và đáp ứng đúng yêu cầu, quy định của thị trường nước ngoài đối với sản phẩm đã, đang và sẽ xuất khẩu.

Nguồn: Khánh Linh – Thời báo tài chính