Hướng dẫn sử dụng đèn diệt côn trùng Navilight

Đèn diệt côn trùng Navilight được sản xuất theo công nghệ cao, hiện đại theo quy trình khép kín, đèn diệt côn trùng thương hiệu Navilight đáp ứng nhiều tiêu chuẩn EN60335-2-59 (côn trùng tiêu chuẩn Killer), HACCP, GMP, CE / GS / ROHS dựa vào tính nhạy cảm sóng dài và tính hướng sáng của các loại côn trùng.

Từ đó thiết kế loại bóng đèn có khả năng thu hút côn trùng đến và dùng lưới điện có điện áp cao để phóng tia điện đốt cháy côn trùng hoặc sử dụng miếng keo dính để bẫy côn trùng.

Đèn Navilight NP-2X15W-GP
Đèn Navilight NP-2X15W-GP

Công suất của đèn cho biết sự khác biệt về độ sáng, độ thu hút của đèn, đa số côn trùng bay đều là động vật thích ánh sáng, do đó tuỳ theo từng loại côn trùng mà ta thiết kế công suất đèn cho phù hợp.

Để tăng sự hiệu quả của đèn diệt côn trùng thông thường sử dụng loại bóng có bước sóng ánh sáng trong khoảng 370nm trở lên.

Đèn diệt côn trùng không chỉ được dùng với mục đích đuổi muỗi mà còn được dùng để tiêu diệt các loại côn trùng, đặc biệt là các loại côn trùng hoạt động về đêm, chẳng: ruồi, muỗi, kiến, gián v.v…

I. Lắp Đặt Sử Dụng 

1. Đèn diệt côn trùng (Insect Killer) không nên lắp đặt tại một ví trí cố định trong thời gian dài mà nên thay đổi vị trí và nên đặt ở độ cao từ đầu gối trở lên, chẳng hạn như: đặt trên kệ hoặc bàn uống trà.

2. Khi dùng đèn diệt côn trùng nên tắt hết tất cả các loại đèn khác trong phòng do muỗi bị ảnh hưởng bởi các nguồn sáng khác sẽ không cảm nhận được nguồn sáng phát ra từ đèn diệt côn trùng, nên hiệu quả sẽ giảm đáng kể, ban đêm chính là thời điểm tốt nhất để diệt muỗi.

3. Việc định kỳ làm vệ sinh đèn diệt côn trùng cũng không kém phần quan trọng, tốt nhất là mỗi tuần nên dùng cọ lông để quét sạch xác côn trùng và lưới điện, thường xuyên giữ vệ sinh vì côn trùng nhìn thấy có nhiều xác khác trên đèn cũng không đến gần đèn nữa.

4. Khi mua đèn diệt côn trùng nên chọn mua loại nào có công suất bóng đèn lớn hơn 10 watt trở lên, đồng thời phải chọn linh phụ kiện đầy đủ (như cọ quét…) để bảo trì bảo dưỡng.

5. Bề mặt của lưới bị dính bẩn cũng làm giảm khả năng diệt côn trùng cho nên cần phải định kỳ dùng cọ quét có cáng dài và nhỏ để làm vệ sinh lưới điện và chấu cắm dây nguồn

6. Vị trí đặt sản phẩm cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của việc bẫy côn trùng, tốt nhất là đặt ở nơi có độ cao từ đầu gối trở lên nhưng không được treo ở độ cao dưới 180 cm, đây là phạm vi hoạt động thường xuyên của các loại côn trùng. Nên đặt sản phẩm ở vị trí nơi ẩn gốc, tắt hết các loại đèn khác nhằm đạt hiệu quả tốt nhất của bóng đèn.

7. Khi bóng đèn bị cũ sẽ làm giảm khả năng thu hút côn trùng nên tốt nhất ta phải thay bóng đèn định kỳ 6 tháng – 12 tháng.

Thông thường người sử dụng có quan niệm không đúng về cách lắp đặt sản phẩm như đặt ở những nơi ẩn tối, không khí không lưu thông.

Trên thực tế cách lắp đặt sản phẩm chính xác là nên đặt sản phẩm tại những nơi thông thoáng, thông thường được đặt trong phòng cách cửa ra vào từ 1.5 mét đến 3 mét, đồng thời phải điều chỉnh ánh sáng của đèn chiếu sáng sao cho có cường độ sáng thấp hơn cường độ sáng của đèn diệt côn trùng.

Khi đó mới có thể tận dụng triệt để nguyên lý hướng về nguồn sáng của côn trùng, hơn nữa đối với các loại côn trùng bay thì tầm hoạt động của chúng là từ 1.8 mét đến 2.5 mét nên ta phải điều chỉnh, thay đổi độ cao cho phù hợp và phải thường xuyên thay đổi vị trí để đạt được hiệu quả tối ưu, tạo môi trường sinh hoạt trong gia đình sạch sẽ, không còn bóng dáng các loại côn trùng.

II.Lưu ý

Sử dụng tuốc nơ vít và đưa vít vào phía trong đèn để kiểm tra lưới điện cao áp, nếu nghe tiếng “tạch” là đèn hoạt động bình thường, nếu không nghe thì nhanh chóng mang sản phẩm đi sửa chữa, bảo hành.

Mọi yêu cầu thắc mắc xin quý khách vui lòng, LIÊN HỆ NGAY

[custom-related-posts title=”Bài viết liên quan” order_by=”title” order=”ASC” none_text=”None found”]

Bài viết liên quan: