Chính phủ đề ra mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP năm 2021 là khoảng 6,5% (kế hoạch năm 2021 Quốc hội giao là khoảng 6%).
Nội dung chính:
Toggle1. Chính Sách Tăng Trưởng Kinh Tế Mới Từ Chính Phủ
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021. Trong đó, Chính phủ cũng đề ra mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng GDP năm 2021 là khoảng 6,5% (kế hoạch năm 2021 Quốc hội giao là khoảng 6%). Nghị quyết nêu rõ, năm 2020, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19 và thiên tai, bão lũ. Tuy nhiên, nhờ sự vào cuộc tích cực với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, người dân và doanh nghiệp dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt được những kết quả ấn tượng, toàn diện trên các lĩnh vực, thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống, sức khoẻ của nhân dân.2. Vì Sao Nên Đặt Mục Tiêu Tăng Trưởng Kinh Tế Mạnh Mẽ?
Tăng trưởng kinh tế năm 2020 đạt 2,91%, là một trong số ít nền kinh tế có mức tăng trưởng dương trên thế giới và khu vực, trong khi giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Kế thừa những kết quả quan trọng, toàn diện đã đạt được, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, tạo nền tảng vững chắc cho việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm giai đoạn 2021 – 2025, Chính phủ xác định phương châm hành động của năm 2021 là “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển”. Chính phủ đề ra mục tiêu phấn đấu: Tốc độ tăng GDP khoảng 6,5% (kế hoạch năm 2021 Quốc hội giao là khoảng 6%); GDP bình quân đầu người khoảng 3.700USD; Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng khoảng 45-47%; Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội khoảng 4,8%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 66%; Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế khoảng 91%; Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều 1-1,5 điểm phần trăm…Theo Brandvietnam