Nghiên cứu khẳng định 30% dân số bị dị ứng và bị ảnh hưởng sức khỏe bởi chất lượng không khí trong nhà. Mặc dù một số loại khí thải trong nhà là không thể tránh khỏi, vẫn có rất nhiều cách để giảm lượng ô nhiễm.
Có rất nhiều nơi trong nhà mà chúng ta không thể nhìn thấy được. Tất cả những gì không nhìn thấy được đều có thể trở thành nới chứa rác với chất độc.
Sau khi chui vào nhà thông qua các vết nứt và lỗ hổng, những chất ô nhiễm không khí này bắt đầu phát triển trong môi trường ẩm thấp và dần dần sinh sôi tại các vùng tối tăm trong nhà.
Trong xây dựng, thông gió thường được lắp trong phòng tắm bằng một chiếc quạt. Một lỗ thông trong phòng tắm thường thoát ra không khí ẩm ướt.
Tuy nhiên, điều này không hề tốt vì nó sẽ đẩy không khí ấm vào các bức tường và ống dẫn, nơi chứa các chất gây ô nhiễm, giúp chúng phát triển.
Vì sao ô nhiễm không khí trong nhà gây tử vong cao nhất?
Tổ chức Y tế Thế giới cũng cho biết, việc ô nhiễm không khí trong nhà được là vấn đề được đánh giá nghiêm trọng và có mức độ gây tử vong cao nhất, vì có tới 80% hoạt động của con người diễn ra trong nhà.
Ô nhiễm không khí trong nhà không phải là một hiện tượng mới. Từ buổi bình minh của lịch sử, con người đã đốt gỗ, than bùn và than đá để tạo nhiệt.
Trong các hang động, nơi con người sinh sống nhiều thiên niên kỷ trước, các bức tường được bao phủ bởi những lớp muội than và các xác ướp từ thời đại đồ đá thường có phổi bị đen.
Một đoạn trong Leviticus (quyển sách của các thầy Levi) chỉ ra rằng những nhân vật trong Kinh Thánh đã nhận thức được các tòa nhà ẩm ướt là một nguy cơ đối với sức khỏe.
Trong thế kỷ 18, “thiếu lưu thông gió” được xác nhận là làm tăng tỷ lệ bệnh truyền nhiễm. Vào giữa thế kỷ 19, đã có báo cáo “thiếu lưu thông gió … gây tử vong cao hơn so với tất cả các nguyên nhân khác cộng lại”.
Những năm 1960, nghiên cứu chất lượng không khí trong nhà thựcsự bắt đầu được thực hiện. Thuở ban đầu nghiên cứu đã chỉ ra sự nguy hiểm của khí radon và khói thuốc lá, trước khi mở rộng đến chất formaldehyde (một hóa chất gia dụng phổ biến có thể gây ra bệnh ung thư và các vấn đề hô hấp) trong những năm đầu 1970, mạt bụi nhà và hội chứng nhà cao tầng cuối thập kỷ 1970, cuối cùng là nhấn mạnh về các loại dị ứng trong những năm 1990.
Mối quan tâm trong thiên niên kỷ mới đang hướng về các nước đang phát triển, nơi có khoảng 3 tỷ người nấu ăn và sưởi ấm bằng cách nhóm lửa và sử dụng các loại bếp đơn giản dùng củi và than. Việc này kéo theo ô nhiễm không khí trong nhà làm 4.3 triệu người tử vong mỗi năm.
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 99.000 ca tử vong ở châu Âu do ô nhiễm trong nhà. Giả sử những cái chết này được phân bố đều trên khắp châu Âu thì có khoảng 9.000 ca ở vương quốc Anh. Tuy pháp luật đã có các quy định để giảm các chất ô nhiễm trong môi trường làm việc, cũng như cấm hút thuốc lá ở nơi công cộng, nhưng để các chính phủ đặt ra các tiêu chuẩn chất lượng không khí trong nhà riêng là vô cùng khó khăn.
Ô nhiễm trong nhà gây tử vong cao nhất
Các chuyên gia cảnh báo rằng ô nhiễm không khí trong nhà đang ở mức đáng báo động, khi có tới 70% số người được hỏi trong một khảo sát phàn nàn về không khí tại nơi họ ở.
Thạc sĩ Nguyễn Trinh Hương thuộc Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động Việt Nam cho biết nếu xét về mức độ tác động về sức khỏe con người so với các loại ô nhiễm khác, thì ô nhiễm không khí trong nhà có tỷ lệ tử vong cao nhất. Phát biểu này được đưa ra tại một hội nghị khoa học về ô nhiễm không khí đô thị, diễn ra hôm thứ bảy.
Hiện ở Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ thể về sự nguy hại của ô nhiễm không khí trong nhà. Theo bà Hương, trong các yếu tố nguy cơ tác động đến sức khỏe người lao động như bụi, hơi khí độc, hóa chất, vi sinh, tiếng ồn, rung động, gánh nặng, và tư thế lao động… thì nhóm yếu tố gây ô nhiễm môi trường nơi làm việc ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe. Nhóm yếu tố này gồm bụi, hơi khí hộc, hơi hóa chất.
Kết quả điều tra tại 10 chung cư Hà Nội của Trung tâm khoa học môi trường và phát triển Bền vững cho thấy, hơn 70% số người phàn nàn về ô nhiễm không khí nơi họ ở.
Trung tâm cũng tiến hành điều tra tại hai tòa cao ốc ở Việt Nam thập niên 2000, thấy nhiều người có triệu chứng mần ngứa, mệt mỏi. Các triệu chứng này mất đi nếu những người làm việc trong đó nghỉ cuối tuần hoặc nghỉ phép dài ngày.
Thông thường, mức độ ô nhiễm không khí trong nhà cao gấp 2-5 lần so với ngoài trời, theo một nghiên cứu của Mỹ. Gần đây, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh dịch Trung Quốc vừa công bố một báo cáo về tác động của tình trạng ô nhiễm không khí, cho thấy mức độ ô nhiễm không khí trong nhà thậm chí còn lớn gấp 5-10 lần so với không khí ngoài trời.
Lắp đặt quạt thông gió làm giảm thiểu ô nhiễm
Nếu bạn đang băn khoăn có nên dùng quạt thông gió hay không, thì câu trả lời chắc chắn là có! Đây là thiết bị không tốn nhiều năng lượng điện, nhưng cung cấp đủ oxi, lưu thông không khí hiệu quả.
Đây là sản phẩm đang rất được ưa chuộng sử dụng trong các công trình dân dụng. Không những giúp bầu không khí luôn trong lành, tiết kiệm năng lượng mà còn tăng hiệu quả sử dụng các thiết bị khác như máy điều hòa, bếp…Quạt thông gió đẩy được lượng không khí ô nhiễm ra bên ngoài, tránh tình trạng tù đọng sản sinh ra các vi khuẩn, nấm mốc gây ra các bệnh như cảm cúm, đau họng, kích ứng da, đau đầu…
Xem chi tiết quạt thông gió, TẠI ĐÂY
Vì vậy lắp đặt quạt thông gió cho gia đình là vô cùng cần thiết! Không khí trong ngôi nhà luôn được đảm bảo được lượng oxy tự nhiên, tiết kiệm điện, tăng năng suất cho các thiêt bị khác như máy điều hòa, bếp nấu…
[custom-related-posts title=”Bài viết liên quan” order_by=”title” order=”ASC” none_text=”None found”]