Cả nước vừa trải qua giai đoạn khá khó khăn do ảnh hưởng mạnh của dịch bệnh, mọi hoạt động kinh tế đang có xu hướng giảm sút và đóng băng. Trong đó, các doanh nghiệp sản xuất phân bón Việt Nam đang vướng vào khó khăn “ Phải làm sao để nâng giá VAT lên 0 – 5% để điều hòa sản xuất và tiêu dùng”.
Nội dung chính:
Toggle1. Thực Trạng Chung Của Ngành Sản Xuất Phân Bón Ngày Nay?
Mới đây, Bộ Công Thương vừa đề nghị Chính phủ, Quốc hội đã có những “động tĩnh” để sửa đổi luật Thuế 71/2014/QH13, ngày 26/11/2014, với mong muốn chuyển đổi phân bón trở thành mặt hàng chịu thuế VAT ở mức thấp. Việc sửa đổi này nhằm mục đích “gỡ bỏ nút thắt” đang dần trở nên chặt hơn đối với các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước. Theo số liệu từ Hiệp hội Phân bón Việt Nam, từ năm 2015 trở đi, giá thành phân bón trong nước có xu hướng tăng nhanh sau khi áp dụng luật Thuế 71/2014/QH13, cụ thể:- Giá phần đạm trong nước tăng 7,2 -7.6%;
- Giá phân DAP tăng 7,3 -7,8%;
- Giá phân supe lân tăng 6,5-6,8%;
- Giá hữu cơ tăng 5,2-6,1%,…
2. Sản Xuất Phân Bón Trong Nước Đang Gặp Sự Cố, Vì Sao?
Nguyên nhân chính xuất phát từ quy định của chính phủ cho thấy, kể từ năm 2014 mặt hàng phân bón không phải chịu thuế VAT nhưng điều này lại trở nên vô cùng đối nghịch. Trên thực tế, mặt hàng phân bón không được khấu trừ thuế VAT của nguyên vật liệu, dịch vụ dùng trong sản xuất. Từ đó kéo theo chi phí sản xuất tăng cao, đánh ngược lại với mong muốn ban đầu của người tiêu dùng. Vì lẽ đó, nhà sản xuất phân bón bắt buộc phải quy các chi phí về nguyên vật liệu, chi phí sản xuất lên giá thành sản phẩm. Điều này hoàn toàn tạo “hiệu ứng ngược” cho mọi dự tính. Hiển nhiên, người nông dân vẫn phải “cắn răng” mua phân bón nội địa với giá thành không hề dễ chịu. Hoặc có xu hướng chuyển sang dùng các mặt hàng nhập với tư tưởng “giá cả không chênh lệch bao nhiêu những đồ nhập chắc chắn sẽ tốt hơn.”3. Thị Trường Phân Bón Đang Bị Cạnh Tranh Kịch Liệt
Trên thực tế cho thấy, sau luật thuế ban hành năm 2014, mỗi năm nước ta vẫn phải nhập khẩu điều độ mỗi năm hơn 4 triệu tấn phân bón từ các nước lân cận như Trung Quốc, Malaysia, các nước Trung Đông,… mặc dù các nhà sản xuất phân bón lớn như Phú Mỹ, Cà Mau vẫn cung ứng đủ lượng phân bón ra thị trường nội địa. Dễ thấy, hầu hết các mặt hàng phân bón trong nước đều tăng đều qua mỗi năm. Điều này cản trở rất lớn cho các nhà sản xuất phân bón nội địa vì thực sự, phân bón nhập khẩu ngày càng nhiều, giá cả rất cạnh tranh và có nhiều thuận lợi nhập khẩu. Hiện nay, phân bón nhập khẩu không phải chịu chi phí VAT, thuế xuất khẩu 0% (được quy định từ chính sách khuyến khích xuất khẩu của các nước), do đó giá bán giảm khoảng 5%. Khác với Việt Nam, nguyên vật liệu đầu vào cũng như chi phí sản xuất các nước nhập khẩu rất thấp. Chính vì thế, chính sách này đang tạo ra “hỗ trợ” cho nhập khẩu từ nước ngoài mà không hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước. Bên cạnh đó, vấn đề phân bón lậu, phân bón giả cũng là một nguy cơ. Theo Bộ Công Thương, trung bình mỗi năm lực lượng quản lý thị trường phát hiện và xử lý khoảng 3.000 vụ liên quan đến phân bón lậu, phân bón giả. Hàng lậu có giá thấp hơn hàng chính ngạch 1-2 triệu đồng/tấn, khi đến tay người tiêu dùng thấp hơn thị trường khoảng 500-1.000 đồng/kg, nên dễ thu hút bà con nông dân…4. Tháo Bỏ Nút Thắt Cho Ngành Sản Xuất Phân Bón Nội Địa
Qua phân tích cho thấy, chính sách thuế về phân bón cần được Cơ quan Chính phủ xem xét thay đổi phù hợp hơn, từ đó ổn định tình hình kinh doanh trong nước, phù hợp cho nền kinh tế nông nghiệp với chiến lược phát triển lâu dài. Nhận thấy, sự thay đổi này là yếu tố tiên quyết, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nước nhà nói chung. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất phân bón nên rà soát lại toàn bộ quá trình sản xuất từ nguyên vật liệu đầu vào. Cần vận dụng các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại đa năng trong công tác luân chuyển, sản xuất để tăng năng suất mặt hàng, tiết kiệm chi phí tối đa.Nguồn: Báo Hà Nội Mới