Kể từ khi công nghiệp sản xuất nhôm bắt đầu, nhu cầu sử dụng nhôm đã nhanh chóng tăng vọt mỗi năm. Chúng ta có thể tìm thấy chúng xung quanh ngôi nhà mà mình đang sống, trong những chiếc ô tô chúng ta lái, trong những chiếc điện thoại di động đang dùng hằng ngày…. Nó đang dần đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Vậy thực tế, nhôm là vật liệu kim loại gì? Nhôm có nguyên tử khối là bao nhiêu? Nhôm và hợp kim nhôm có thể dùng làm gì? Bài viết này sẽ chia sẻ tất tần tật mọi thông tin về chúng, cùng theo dõi nhé!
Nhôm là gì?
Nhôm hay còn được gọi với tên quen thuộc là Aluminium, một nguyên tố hóa học có ký hiệu Al và số nguyên tử bằng 13. Nhôm thuộc kim loại, có màu sắc trắng ánh bạc, mềm, nhẹ và dễ uốn. Nhôm có độ phản chiếu cao cũng như có tính dẫn nhiệt và dẫn điện lớn. Là nguyên tố hóa học phổ biến thứ ba trên hành tinh của chúng ta sau oxy và silicon.
Nhôm chính thức được sản xuất lần đầu tiên vào năm 1824. Chúng được khai thác ở các quặng boxit, và người ta phải mất thêm 50 năm nữa để học cách sản xuất nó ở quy mô công nghiệp. Vậy, nhôm là kim loại gì?
Thực tế nhôm là dòng kim loại không độc, nhẹ nhất thế giới, rất khó để tìm được nhôm nguyên chất, thông thường kim loại này được tìm thấy khi được kết hợp cùng oxygen cùng với những nguyên tố khác. Người ta vẫn thường gọi là hợp kim nhôm trong cuộc sống ngày nay.
Đặc điểm của nhôm là gì?
Nhôm là kim loại được tìm thấy phía bên trong vỏ trái đất (chiếm số lượng rất ít, khoảng 8%). Trong tự nhiên, kim loại nhôm thường có trong các hợp chất như là đất sét, boxit hay criolit. Kim loại nhôm nóng chảy ở nhiệt độ 660oC.
Ngoài ra, khi nhắc tới tính chất vật lý, ta không thể không nhắc tới đặc tính dẫn điện của nhôm. Con người có thể kéo sợi chỉ dày 4 micron hay dát mỏng nhôm (mỏng hơn sợi tóc người ba lần) hoặc đúc khối làm chi tiết máy.
Một trong những tính chất nổi bậc nhất của nhôm chính là kim loại nhẹ, cực kỳ dẻo và chống ăn mòn tốt. Vì bề mặt của nó luôn được bao phủ bởi một lớp màng oxit cực bền, không bắt lửa và không độc hại.
Nhôm dễ dàng tạo thành các hợp chất với các nguyên tố hóa học khác, nên rất nhiều loại hợp kim nhôm đã được phát triển. Ngay cả một lượng rất nhỏ phụ gia cũng có thể thay đổi đáng kể tính chất của kim loại, khiến nó có thể được sử dụng trong mọi lĩnh vực.
Ví dụ, trong cuộc sống bình thường, bạn có thể tìm thấy nhôm trộn với silicon và magie để tạo ra hợp kim. Đối với hợp kim nhôm kẽm, rất có thể bạn đang cầm nó trên tay vì đây là hợp kim được sử dụng rộng rãi trong sản xuất điện thoại di động và máy tính bảng.
Ưu điểm của nhôm
Nhôm là một kim loại cực kỳ linh hoạt với một số ưu điểm nổi bật như:
Khối lượng riêng của nhôm là 2,7 g/cm3, khoảng một phần ba trọng lượng của thép, giúp vận chuyển dễ dàng và rẻ hơn so với hầu hết các kim loại khác. Do tính chất nhẹ, khả năng chống ăn mòn và dễ chế tạo, các tấm nhôm là vật liệu vững chắc cho các dự án như tấm ốp xe, tác phẩm nghệ thuật, tấm ốp tòa nhà và lắp đặt nhà bếp trong số các ứng dụng khác.
Đã có rất nhiều người đặt ra câu hỏi: “Vì sao nhôm không bị gỉ sét như sắt?” Vì thực tế, nhôm là một kim loại chống ăn mòn tự nhiên, bề mặt được phủ một lớp oxit mỏng. Lớp phủ được hình thành khi nhôm tiếp xúc với môi trường oxy hóa, giúp nhôm chống lại sự xuống cấp, chống lại thời tiết khắc nghiệt ngay cả với môi trường công nghiệp.
Nhôm dẫn nhiệt và dẫn điện rất tốt. Khả năng dẫn nhiệt của nhôm bằng khoảng 50 đến 60% so với đồng, nên nó được ứng dụng trong sản xuất quy mô lớn. Cụ thể, nó là vật liệu được chọn cho các đường dây truyền tải điện, được sử dụng làm tản nhiệt trong nhiều ứng dụng như đèn LED, sản phẩm điện, bo mạch chủ máy tính…
Một lợi ích khác của nhôm là nó đóng vai trò phản xạ tốt. Nó phản xạ lại khoảng 80% ánh sáng và 90% nhiệt lượng chiếu vào bề mặt của nó. Hệ số phản xạ cao này mang lại cho nhôm tính thẩm mỹ cao và giúp nó có hiệu quả trong việc sử dụng chống bức xạ ánh sáng và nhiệt trong các ứng dụng như tấm lợp và tấm chắn nhiệt ô tô.
Nhôm dễ uốn, có nghĩa là nó có thể được kéo thành dây mà không bị đứt. Tuy nhiên, độ dẻo của nó thấp hơn so với đồng. Nhôm cũng có mật độ và điểm nóng chảy thấp. Ở dạng nóng chảy, nhôm có thể được đúc theo nhiều cách do tính linh hoạt của nó để tạo ra các sản phẩm mong muốn như tấm, lá, ống và thanh.
Vì sao nhôm không tác dụng với nước? Trên thực tế, nhôm sẽ không phản ứng được với nước do được bảo vệ bởi lớp oxit mỏng. Khi lớp oxit được phá bỏ, nhôm sẽ phản ứng trực tiếp với nước. Ngay cả với độ dày 0,007 mm của lá nhôm, nó vẫn không thấm nước và không có mùi vị.
Đây là chất không độc hại và thường được sử dụng để đóng gói các sản phẩm nhạy cảm bao gồm dược phẩm và thực phẩm như giấy gói thức ăn.
Trái ngược với suy nghĩ của hầu hết mọi người, nhôm có thể tái chế 100% và trong quá trình tái chế, nó vẫn giữ được tất cả các đặc tính ban đầu của nó. Trong quá trình sản xuất, việc sử dụng kim loại tái chế sẽ hiệu quả hơn về mặt chi phí so với kim loại nguyên chất. Nhôm có thể được chế tạo với độ dày mong muốn từ giấy bạc đến dây nhôm được cuộn, các tấm nhôm có thể được cuộn, dập và kéo…
Ứng dụng của nhôm trong đời sống
Nhôm có thể được đúc, nấu chảy, tạo hình, gia công cơ khí và ép đùn nghĩa là nó có thể được sản xuất thành nhiều hình dạng khác nhau và sau đó được chế tạo để phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Chúng ta dễ dàng có thể thấy rằng nhôm được phổ biến và ứng dụng rất nhiều trong đời sống chẳng hạn như:
- Trong ngành xây dựng: Nhôm được ứng dụng làm cửa, khung sườn, vách ngăn, mái hiên…
- Trong ngành công nghiệp: Khung máy, thùng xe tải, thanh tản nhiệt…
- Trong hàng tiêu dùng: Dụng cụ nấu ăn, tủ trưng bày, thanh treo màn, bảng treo tường, thang, giường, bàn ghế nhôm…
- Trong ngành giao thông vận tải: ô tô, máy bay, xe tải, toa xe lửa, tàu biển, xe đạp, tàu vũ trụ…
- Trong ngành bao bì: Lon, giấy bạc, khung…
- Trong ngành điện – điện tử: hợp kim dây dẫn, động cơ và máy phát điện, máy biến áp, tụ điện…
Các loại hợp kim nhôm
Hợp kim nhôm là gì? Có bao nhiêu loại nhôm? Hợp kim nhôm là một hợp kim trong đó nhôm (Al) là kim loại chiếm ưu thế. Các nguyên tố hợp kim điển hình là đồng, magie, mangan, silic, thiếc, niken và kẽm. Tuy nhiên, căn cứ vào phương thức chế tạo và sử dụng, ta có thể phân chia làm hai nhóm: hợp kim nhôm đúc và hợp kim nhôm rèn.
- Hợp kim nhôm đúc
Hệ thống hợp kim nhôm đúc quan trọng nhất là Al–Si, trong đó hàm lượng silicon cao (4–13%) góp phần mang lại các đặc tính đúc tốt. Chúng ta có thể chia nhóm hợp kim này thành hai nhóm chính là dạng có thể xử lý nhiệt và dạng không thể xử lý nhiệt.
Ngoài ra, độ bền kéo của các hợp kim này tương đối thấp, nhưng chúng mang lại các sản phẩm hiệu quả về chi phí. Đó là vì nhiệt độ nóng chảy của chúng thấp. Dạng được sử dụng phổ biến nhất là hợp kim đúc nhôm-silicon.
Hợp kim nhôm đúc được chế tạo bằng cách nung chảy quặng nhôm boxit, sau đó nhôm được tách ra và rót vào khuôn cùng với hợp kim để tạo ra phôi đúc như mong muốn. Phương pháp này tương đối tốn công và tốn nhiều năng lượng.
- Hợp kim nhôm rèn
Hợp kim nhôm rèn là một dạng hợp kim nhôm có chứa nhôm là kim loại chủ yếu. Các hợp kim này chủ yếu hữu ích trong các quá trình định hình như cán, rèn và đùn.
Khác với hợp kim đúc, hợp kim nhôm rèn được chế tạo bằng cách nấu chảy nhôm thỏi cùng các nguyên tố hợp kim, sau đó đúc thành các tấm lớn trước khi cán, rèn hoặc kéo thành các phôi có hình dạng khác nhau. Dòng này được đánh giá khả năng chống ăn mòn rất cao nên độ bền cũng rất tốt. Chính vì thế, trên thực tế có khoảng 85% hợp kim sử dụng là hợp kim nhôm rèn.
Căn cứ vào kiểu chế tạo, hợp kim nhôm rèn có các hình dáng khác nhau, bao gồm: phôi dạng tấm mỏng, dạng cuộn mỏng, dây hoặc thanh, phôi kéo hoặc rèn…
Các sản phẩm của Sài Gòn Nam Phát được làm từ nhôm
Như đã liệt kê ở phần ứng dụng, nhôm đang đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp khi được đông đảo nhà sản xuất sử dụng để chế tạo ra cửa cuốn nhôm, cửa kéo… Tuy nhiên, không phải địa điểm nào cũng sản xuất ra còn dòng cửa chất lượng, sử dụng nhôm nguyên chất để cấu thành dòng cửa bền bỉ theo thời gian.
Hiện nay Sài Gòn Nam Phát được nhiều khách hàng dân dụng và công nghiệp đánh giá cao về mức độ uy tín và chuyên nghiệp trong việc tư vấn, thiết kế và sản xuất cửa cuốn nhôm giá tốt, đạt tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu.
Hiểu được những yêu cầu khắt khe về mục đích sử dụng cửa như tính kháng gió, đóng mở linh hoạt và đặc biệt là vận hành nhẹ nhàng mà SGNP đã nghiên cứu và sản xuất ra thị trường dòng cửa bền bỉ cửa cuốn nan nhôm hay còn gọi là cửa cuốn khe thoáng.
Tất cả nguyên vật liệu từ nhôm đều được nhập khẩu từ Châu Âu có đầy đủ giấy tờ, chứng nhận về chất lượng đầu vào. SGNP có hẳn đội ngũ R&D am hiểu kỹ thuật, cơ khí có thể nghiên cứu và tối ưu tốt nhất nguyên vật liệu trước khi đưa vào khâu sản xuất.
Cửa cuốn nan nhôm
Cửa khe thoáng tại SGNP được sản xuất và cấu thành bởi các nan nhôm bản lớn với độ dày lên đến 1,5mm. Các nan lá nhôm được xử lý bề mặt bằng sơn tĩnh điện có thể trường tồn theo thời gian không bị phai màu, chống lại sự ăn mòn/rỉ sét tối đa trong mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Với dây chuyền sơn tĩnh điện hiện đại, chúng tôi có thể sơn bất cứ màu nào bạn thích, phù hợp với tổng quan mái ấm của bạn.
Bề mặt mỗi nan nhôm có độ cong cùng khóa gài giúp liên kết bền vững và chịu được áp lực gió tốt mang đến vẻ sang trọng, hiện đại cho không gian sử dụng.
Trên cửa được liên kết với nhau bằng khớp và khi đóng hay mở sẽ di chuyển theo từng nan một tạo nên các khe thoáng, có tính chất cơ lý tốt, cứng, bền, chịu được va đập mạnh, khả năng chống mài mòn cao. Chưa kể, các khoảng trống ở giữa còn giúp giãn nở do thay đổi nhiệt độ không gây hiện tượng nứt vỡ lá nhôm, giảm khả năng truyền nhiệt giúp không khí bên trong mát mẻ hơn.
Ngoài việc đóng mở cửa bằng nút nhấn trên hộp điều khiển thì cửa cuốn nan nhôm tại SGNP có thể mở bằng tay vì được trợ lực bằng hệ lò xo và dây Polyguide chạy dọc thân cửa giúp giảm tối đa ma sát và không hề có tiếng kêu ken két của kim loại va vào nhau như các hãng cửa khác.
Còn nếu bạn là một người yêu thích công nghệ, chúng tôi có thể trang bị tính năng giúp bạn có thể đóng mở cửa bằng app điện thoại, kiểm soát tốt an ninh nhà mình kể cả khi không ở gần và bộ lưu điện dùng để bạn mở cửa cuốn ngay kể cả khi mất điện.
Hiện cửa cuốn nan nhôm đang được sử dụng phổ biến bên ngoài kho xưởng, nơi có mật độ lưu thông và cần kiểm soát an ninh như: khu vực cửa chính ra vào hay các cửa xuất nhập hàng.
Tham khảo thêm bài viết So sánh cửa cuốn nan nhôm và cửa cuốn thép
Đến với SGNP bạn sẽ nhận được dịch vụ vận chuyển và lắp đặt tận nơi. Lúc này bạn sẽ tối ưu được chi phí lắp đặt và yên tâm về khâu sử dụng bởi SGNP có hẳn đội ngũ thi công lắp đặt nhiều năm kinh nghiệm, cam kết đáp ứng kịp thời về tiến độ.
Là đơn vị sản xuất nên linh kiện luôn luôn có sẵn, trong quá trình sử dụng cửa cuốn nan nhôm, nếu bạn gặp vấn đề gì về kỹ thuật, sẽ được hỗ trợ thay thế và sửa chữa nhanh chóng và hiệu quả.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về nhôm và hợp kim nhôm và chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn quan tâm đến dòng cửa cuốn nhôm tại SGNP có thể nhấc máy gọi Hotline (+84) 938 828 242 hoặc truy cập Website: saigonnamphat.vn để được tư vấn và báo giá ngay hôm nay!