Sự khác nhau giữa đèn diệt côn trùng và đèn diệt muỗi

Mùa mưa là cơ hội để ruồi, muỗi thay nhau tấn công vào khu vực xung quanh nhà ở của người dân, gây nên những căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống. Bên cạnh đó, các đơn vị kinh doanh, cung cấp dịch vụ cũng không thể tránh khỏi việc ruồi, gián tấn công gây hư hỏng thành phẩm, ảnh hưởng đến chất lượng người dùng. Việc ứng dụng đèn diệt côn trùng là giải pháp tối ưu ngay lúc này.

Đèn diệt côn trùng, máy diệt côn trùng, đèn diệt muỗi hay còn có tên gọi phổ biến là Insect killer lamp, đây là dòng đèn có thể thu hút và tiêu diệt nhanh chóng các loại côn trùng gây hại như: ruồi, muỗi, gián, kiến ba khoang… bằng lưới điện hoặc keo dính trong phạm vi rộng. Nó không gây ra tiếng ồn, an toàn cho sức khỏe và không làm ảnh hưởng đến môi trường sống.

Phổ biến là thế, tuy nhiên thực tế đèn diệt côn trùng và đèn diệt muỗi sẽ có cách dùng và vị trí lắp đặt khác nhau. Để giúp khách hàng dễ dàng phân biệt và chọn mua sản phẩm phù hợp, chúng tôi sẽ mách đến bạn một số dấu hiệu nhận biết đơn giản. Cùng theo dõi nhé!

Lịch sử ra đời đèn diệt côn trùng

đèn diệt côn trùng với 4 bóng đèn xung quanh và cái lồng điện xung quanh
Chiếc đèn diệt côn trùng đầu tiên trên thế giới

1506: Leonardo da Vinci phát minh ra thiết bị khử côn trùng nhưng không chạy bằng điện mà sử dụng năng lượng hạt nhân được chế tạo Chloride và thạch anh.

1934: Một thợ điện Heinrich Himmelring của Düsseldorf đã cho ra bản vẽ thiết kế nguyên mẫu của chiếc đèn diệt côn trùng chạy bằng điện.

1942: Quân đội Đức chế tạo và sản xuất các hộp chứa bóng đèn huỳnh quang màu xanh lam theo đặc tính hướng sáng của côn trùng để dùng trong các trại quân đội.

1948: Để giúp các tướng lĩnh không bị muỗi đốt thì đã ứng dụng những chiếc bóng đèn này trong nhà ăn và phòng ngủ. Tuy tiêu diệt được côn trùng những vẫn còn để lại mùi cháy khét khó chịu và nhiều quân nhân không thích.

Đến năm 1991: Công ty Sharper Image đã cho ra đời dòng đèn diệt côn trùng thế hệ mới với thiết kế đẹp mắt, có lưới điện thẳng đứng bao bọc xung quanh (như hiện nay). Khi khởi động, đèn sẽ phát sáng và thu hút ruồi, muỗi bay vào, tiêu diệt chúng bằng tia lửa điện, sau khi tiêu diệt xác chúng sẽ rơi xuống đất.

Nguyên lý hoạt động

Đèn diệt côn trùng dân dụng Navilight 4P-4W
Đèn diệt côn trùng dân dụng Navilight 4P-4W

Hiện nay, với sự phổ biến này, nhiều nhà máy sản xuất đã cải tiến và cho ra đời các dòng đèn với mẫu mã và giá cả khác nhau. Thông thường sẽ được cấu tạo từ khung nhôm, nhựa ABS, khung thép sơn tĩnh điện cao cấp dựa trên đặc tính hướng sáng với cấu tạo bền bỉ. Tia sáng phát ra của đèn là tia UVA có bước sóng 365nm sẽ thu hút côn trùng bởi tia cực tím giống như phản chiếu từ ánh nắng mặt trời kèm với nhiệt độ cao, với bản tính tìm đến nơi ấm áp nên côn trùng sẽ bay tới bóng đèn.

Bẫy đèn diệt côn trùng đang có hai loại cơ bản và hoạt động với nguyên lý khác nhau, cụ thể:

  • Đèn diệt côn trùng công nghiệp bằng lưới điện: Sau khi được kết nối với nguồn điện, bóng đèn huỳnh quang sẽ phát ra ánh sáng thu hút sự tập trung của côn trùng. Khi côn trùng đến gần khung lưới điện sẽ phóng ra tia lửa điện đốt cháy côn trùng ngay lập tức. Xác côn trùng sẽ rớt xuống khây đựng, việc của bạn là tháo ra và mang đi đổ xác. Loại này sẽ được lắp đặt tại nhà/kho xưởng ở cửa chính ra vào, phòng ngủ, văn phòng và ở các trang trại.
  • Đèn diệt côn trùng keo dính: Đối với dòng đèn này, khi côn trùng chui vào đèn sẽ bị dính lại ở tấm keo, không bị rơi rớt ra ngoài. Khi số lượng côn trùng khá nhiều, bạn có thể tháo ra và thay tấm keo mới để nâng cao hiệu quả sử dụng. Loại này sẽ thường được lắp tại khu vực bếp, xưởng chế biến thực phẩm, siêu thị và nhà hàng

Tham khảo thêm bài viết review đèn diệt côn trùng 2023

Côn trùng gây hại cho đời sống người và quy trình sản xuất như nào?

Ruồi, muỗi, kiến ba khoang là nỗi ám ảnh của mọi gia đình. Nhắc đến những loại côn trùng gây hại này người ta thường nghĩ đến hàng loạt những căn bệnh nguy hiểm mà nó gây ra. Chưa kể còn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh, khiến nhiều doanh nghiệp phải lao đao vì không đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Để giúp bạn thấy rõ hơn về mức độ nguy hiểm của nó, bạn có thể tham khảo một số tác hại được liệt kê bên dưới để lên kế hoạch phòng tránh an toàn và hợp lý nhé!

Đối với đời sống & sức khỏe con người

  • Kiến ba khoang:

Loại côn trùng này có tên khoa học là Rove Beetle, mang trên mình loại độc chất có thể gây dị ứng da. Không gây tử vong nhưng kiến ba khoang có thể gây ngứa và viêm loét da người. Nếu điều trị không đúng cách, chữa theo dân gian, người bị đốt dễ bị nhiễm trùng cơ hội.

  • Ruồi:
ruồi đậu trên miếng bánh
Ruồi là nguyên nhân gây nhiều bệnh về tiêu hóa

Không chỉ gây ra sự phiền hà khó chịu, ruồi còn là trung gian truyền cơ học nhiều mầm bệnh vi sinh vật từ những nơi ô nhiễm đến người và các thức ăn của người. Khi dính vào mặt ngoài của ruồi, mầm bệnh chỉ tồn tại khoảng vài giờ nhưng khi được nuốt vào trong ruột thì chúng có thể sống sót đến vài ngày.

Để kiếm ăn, ruồi bay từ những chất hữu cơ có trong rác, đất giàu chất hữu cơ, chất thải của người và động vật đến đồ ăn thức uống của người mang theo một lượng lớn vi sinh vật gây bệnh bám dính trên thân, chân, cánh. Đa số các mầm bệnh do ruồi truyền đều nhiễm trực tiếp qua đường thức ăn, nước uống, không khí, tay và sự tiếp xúc giữa người và người.

Những bệnh do ruồi truyền là các bệnh truyền nhiễm đường ruột (như kiết lỵ, tiêu chảy, thương hàn, tả và một số bệnh giun sán), nhiễm trùng mắt (đau mắt hột…) và một số bệnh ngoài da (như bệnh mụn cóc, bệnh ngoài da cấp tính, nấm…).

  • Muỗi:

Theo thống kê của các nhà khoa học, có khoảng 2.500 loài muỗi khác nhau trên thế giới. Muỗi quấy rầy cuộc sống, làm cản trở sự nghỉ ngơi cũng như công việc của con người. Chúng tấn công đàn gia súc, vật nuôi làm chúng chậm lớn, mắc bệnh, giảm sản lượng sữa…

Nhưng đặc biệt nghiêm trọng là một số loài muỗi là tác nhân lây truyền những căn bệnh nguy hiểm cho con người như: bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, sốt vàng, giun chỉ, viêm não hay truyền virus Tây Sông Nin cho người và gia súc …Hằng năm cứ đến mùa hè là có dịch sốt xuất huyết, là nguyên nhân gây ra cái chết cho hàng ngàn người Việt Nam.

Đối với quy trình sản xuất

Trong sản xuất, tiêu chí đặt lên hàng đầu là đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, điều kiện này khó có thể đáp ứng nếu doanh nghiệp, khu vực kinh doanh của bạn còn tồn đọng vi khuẩn, côn trùng như ruồi, muỗi, gián…

Bạn đánh giá thấp sự phá hoại của chúng, bạn thờ ơ không kiểm soát hậu quả gây ra chỉ từ những con sinh vật nhỏ bé. Nhưng bạn đâu biết nó là nguyên nhân dẫn đến nhiều hậu quả khó lường ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như:

– Gây hàng hóa, thực phẩm ôi thiu ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng;

– Mất vệ sinh an toàn thực phẩm, kinh doanh trì trệ, ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu;

– Các động vật nuôi bị bệnh, mất lượng lớn chi phí điều trị, hiệu quả năng suất thấp;

– Sản phẩm không đạt các tiêu chí “Ngon-xanh-sạch” đối với trang trại trồng trọt nông sản, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả kinh doanh;

– Ngoài ra, còn ảnh hưởng đến trải nghiệm dịch vụ của khách hàng.

Hậu quả của côn trùng trong sản xuất rất là lớn, có thể kế đến khi phát hiện một xác côn trùng trong dây chuyền sản xuất thức ăn thì tất cả sản phẩm hôm đó đều phải hủy bỏ và vệ sinh cả hệ thống máy móc. Chi phí phát sinh sẽ rất là lớn

Sự khác nhau giữa đèn diệt côn trùng và đèn muỗi

đèn diệt côn trùng màu trắng và đèn diệt muỗi màu đen
Đèn diệt côn trùng dân dụng và công nghiệp

Là một sản phẩm công nghệ được sử dụng phổ biến trong công nghiệp và dân dụng, đèn diệt côn trùng và đèn muỗi đang là hai cái tên được “săn đón” nhiều nhất trên thị trường hiện nay. Nhưng vẫn có nhiều người chưa thể phân biệt được điểm giống và khác nhau của hai thiết bị này. Để đưa ra lời giải thỏa đáng cho bài toán này, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc:

  • Giống nhau:
  • Đuổi hoặc diệt tới 95% muỗi và các loại côn trùng như ruồi, kiến, gián… khi tới khu vực có đèn.
  • Tuổi thọ cao trung bình 8000 – 10.000 giờ
  • Công suất thấp, tiết kiệm điện, không gây tiếng ồn.
  • Công suất đèn 4W/giờ tiết kiệm phần lớn chi phí cho người sử dụng.
  • An toàn tuyệt đối cho sức khỏe của người dùng, không sử dụng bất cứ hóa chất độc hại nào.
  • Bộ khung được làm bằng chất liệu nhôm, thép cao cấp, hạn chế va đập và có thể sử dụng được tại nhiều môi trường khác nhau.
  • Dễ sử dụng và linh hoạt trong sử dụng khi có thể đặt bất cứ nơi đâu mà có thể kết nối với nguồn điện.

Đèn diệt côn trùng

Đèn được thiết kế với nhiều vật liệu và kiểu dáng khác nhau, có dạng lưới điện và keo dính. Đặc biệt còn có dây xích đi kèm hỗ trợ cho quá trình treo đèn khi sử dụng. Chưa kể đèn diệt côn trùng sẽ được các nhà sản xuất chế tạo với dạng khung lưới sắt lớn để tránh côn trùng to như bướm, kiến cánh… không bị kẹt khi bị thu hút vào.

Đối với đèn diệt côn trùng hiện được sử dụng phổ biến tại những cơ sở sản xuất thực phẩm, dược phẩm hoặc ở các trang trại, sân vườn trồng trọt có khoảng không lớn… Bởi dòng đèn này sẽ hoạt động hiệu quả trong phạm vi hoạt động 100m2 trở lên.

Tuy nhiên tùy vào diện tích sử dụng bạn sẽ lựa chọn số đèn phù hợp. Về mẫu mã thì đèn diệt côn trùng có thiết kế không đa dạng như đèn diệt muỗi. Một số mẫu đèn diệt côn trùng công nghiệp vẫn có thể sử dụng như đèn bắt muỗi tại nhà, có thể kể đến như sản phẩm đèn diệt côn trùng NP2020

Đèn diệt muỗi

Có thể bạn không biết, đèn diệt muỗi chỉ phù hợp sử dụng cho khu vực nhà ở, đặc biệt là phòng ngủ có diện tích nhỏ, tối đa chỉ 20m2. Thiết kế khá đơn giản với mắt lưới điện nhỏ, dễ dẫn dụ muỗi + ruồi và tiêu diệt nhanh chóng.

Thiết kế đa dạng mẫu mã, có thể kể đến như dùng đèn thu hút, dùng quạt có lực hút để kéo muỗi vào hay dùng sóng âm. Đèn diệt muỗi do giá rẻ hơn nên tuổi thọ bóng đèn cũng thấp hơn nhiều so với đèn diệt côn trùng.

Ngoài ra bạn có thể dùng nó để thay thế chiếc đèn ngủ nhờ ánh sáng dịu nhẹ, không ảnh hưởng đến mắt. Tuy nhiên loại đèn này sẽ có rất ít mẫu mã và màu sắc so với đèn diệt côn trùng công nghiệp và đặc biệt chỉ sử dụng lưới điện không có dạng tấm keo dính. Bạn chỉ nên sử dụng ở một khu vực nhất định và phạm vi nhỏ thì mới mang lại hiệu quả cao.

Địa điểm mua đèn diệt côn trùng và đèn diệt muỗi

tổng quan nhà xưởng của sài gòn nam phát
Sài Gòn Nam Phát có nhà máy sản xuất lên tới hơn 5200m2

Hiện nay nói về hậu quả của côn trùng gây ra thì quả thực không ai có thể lường trước được. Theo nhiều thống kê, hàng năm nước ta đều có trên 1.000 nghìn ca mắc sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản… và hàng trăm doanh nghiệp buộc phải đóng cửa do ruồi, muỗi gây ra.

Hiểu được những vấn đề này, đèn diệt côn trùng tại Sài Gòn Nam Phát đã ra đời và mang đến giải pháp tiêu diệt côn trùng triệt để hỗ trợ nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dùng.

Là đơn vị trực tiếp sản xuất và phân phối đèn diệt côn trùng uy tín lâu năm trên phạm vi cả nước, Sài Gòn Nam Phát luôn hướng đến sự hài lòng tuyệt đối cho người dùng. Chính vì vậy, các dòng đèn này luôn đạt các tiêu chuẩn về GMP, HACCP, ISO, RoHS… Doanh nghiệp bạn chỉ cần liên hệ trình bày vấn đề, việc loại bỏ côn trùng đã có đèn diệt côn trùng tại Sài Gòn Nam Phát lo.

Đến với Sài Gòn Nam Phát bạn còn nhận được dịch vụ tư vấn, cung cấp giải pháp và hỗ trợ vận chuyển sản phẩm tận nơi. Với chính sách “bán hàng tận tâm – chăm sóc tận tình”, đội ngũ chăm sóc khách hàng sẽ sẵn sàng hỗ trợ giải đáp thắc mắc mọi lúc mọi nơi. Chưa kể ngoài việc nhận được giá “siêu hời” lại còn sở hữu dịch vụ bảo hành 12 tháng khi mua sản phẩm. Đối với các đại lý, khi mua đèn với số lượng lớn sẽ nhận được chiết khấu cao cùng nhiều chính sách tốt.

Bạn đang gặp vấn đề trên, bạn lo ngại côn trùng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của thương hiệu. Vui lòng để lại thông tin Email, số điện thoại đội ngũ chuyên viên tư vấn sẽ liên hệ trong thời gian nhanh nhất. Ngoài ra bạn có thể liên hệ trực tiếp Hotline (+84) 938 828 242 hoặc truy cập vào trang website của chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Bài viết liên quan: