Dù trong công việc gia dụng hay quy mô nhà xưởng, xí nghiệp sản xuất kinh doanh thì chúng ta vẫn thường xuyên tiếp xúc với các phương pháp sơn khác nhau. Phổ biến nhất hiện nay là sơn dầu và sơn tĩnh điện, mỗi phương pháp lại được sử dụng trong những hoàn cảnh riêng biệt vì sự khác biệt của chúng.
Hiểu tường tận về mỗi cách sơn sẽ giúp chúng ta ứng dụng sơn dầu cũng như sơn tĩnh điện đúng cách trong cuộc sống.
Sơn tĩnh điện là gì?
Mọi vật chất đều có một trạng thái gọi là cân bằng điện tích – là trạng thái thông thường khi mà điện tích âm và điện tích dương của chúng hoàn toàn bằng nhau. Khi trạng thái này không còn, một trong 2 trạng thái điện tích bị mất cân bằng, thì vật chất đó sẽ đi tìm điện tích từ môi trường xung quanh để cân bằng lại.
Năm 1950, một nhà khoa học có tên Tiến sĩ Erwin Gemmer đã nghiên cứu ra cách tận dụng nguyên lí này trong việc sơn. Bằng cách chuyển trạng thái của vật cần sơn sang điện tích âm, còn các hạt sơn (hoặc dung môi chứa sơn) sẽ mang điện tích dương. Khi sự tiếp xúc xảy ra, sự kết nối để cân bằng điện tích giữa 2 vật chất đó tạo nên một sự kết nối cực kỳ bền chắc.
Từ khi ra đời đến nay công nghệ sơn tĩnh điện từ sơ khai đã không ngừng được phát triển, cải thiện, nâng cấp… để trở thành một công nghệ hiện đại như ngày nay. Công nghệ này sớm chứng minh được những giá trị vượt trội, hiệu quả trong nhiều ngành nghề khác nhau.
Có 2 phân loại sơn tĩnh điện là sơn khô (sơn tĩnh điện bột) và sơn nước (sơn tĩnh điện sử dụng dung môi). Mỗi loại sơn lại có những đặc điểm khác nhau về công nghệ, cách sử dụng, nguyên lý và được sử dụng trong từng hoàn cảnh linh hoạt khác nhau.
Sơn dầu là gì?
Khác với sơn tĩnh điện thì sơn dầu đã tồn tại từ rất xa xưa, được biết đến với tên gọi khác là sơn nước. Ngay từ thời cổ đại, con người đã nghĩ về việc dùng các lớp vật chất để phủ lên các đồ vật, công trình nhằm mục đích bảo vệ, tăng độ bền, và thẩm mỹ. Có thể nói rằng sơn dầu chính là phương pháp sơn sơ khai, cổ xưa và là nền tảng cho các công nghệ sơn hiện nay.
Định nghĩa sơn dầu thì rất đơn giản, đó chính là sử dụng các loại sơn gốc dầu (hoặc gốc nước) để phủ lên bề mặt vật thể thông qua các công cụ sơn như chổi, cọ, máy phun… Các thành phần của sơn phải đảm bảo được khả năng kết dính với bề mặt được sơn và khả năng chống lại một số những tác động của môi trường.
Sơn dầu cũng có 2 phân loại phổ biến là sơn dầu 1 thành phần (gốc Alkyd) và sơn dầu 2 thành phần (Epoxy).
So sánh giữa sơn tĩnh điện và sơn thường
Không chỉ khác nhau về lịch sử hình thành hay nguyên lý vận hành, mà 2 phương pháp sơn này cũng vẫn có những sự khác biệt khác.
Thời gian để khô
Bằng việc sử dụng các loại dung môi gốc dầu trong sơn, thời gian để một sản phẩm được sơn nước luôn mất thời gian lâu hơn so với sơn tĩnh điện. Sơn tĩnh điện thì ngay từ khi kết nối điện từ giữa hạt sơn và bề mặt vật liệu thì cả 2 đã kết nối với nhau.
Một số công nghệ sơn tĩnh điện có sử dụng phòng sấy khô để tăng khả năng kết nối, cũng như tăng chất lượng và tính hiệu quả cho lớp sơn. Tuy nhiên kể cả khi sử dụng công nghệ sấy đó thì thời gian để sơn ra thành phẩm bằng sơn tĩnh điện cũng nhanh hơn nhiều so với sơn nước.
Về kinh tế
Khi đánh giá chi phí của 2 loại sơn, chúng ta cần xét lần lượt qua 4 loại chi phí khác nhau.
Đầu tiên là chi phí đầu tư ban đầu. Để sử dụng công nghệ sơn tĩnh điện, sự đầu tư là rất quan trọng vì đó đều là các sản phẩm công nghệ hiện đại như súng phun sơn, hoặc đôi khi là cả phòng để sơn. Trong khi đó với sơn dầu thì không hề có khoản chi phí này, tất cả những gì chúng ta cần làm là ra một tiệm sơn để mua mà thôi, nếu có chăng thì chỉ là những dụng cụ cơ bản như con lăn, cây cọ để sơn.
Tiếp theo là chi phí của sơn. Sơn dầu là loại sơn phổ biến trên thị trường, giá rất mềm và có thể mua ở bất kì đâu. Nhưng sơn tĩnh điện thì lại đắt hơn rõ ràng.
Thứ 3 là giá trị sử dụng lâu dài. Sơn nước tuy cũng có nhiều sản phẩm chất lượng, độ bền cao nhưng rõ ràng không lâu dài như sơn tĩnh điện, sau một thời gian chúng ta cần phải sơn lại nên có thể nói rằng chi phí bảo hành, sửa chữa cho một sản phẩm sơn nước sẽ tốn kém thời gian, tiền bạc và công sức hơn.
Trong khi sơn tĩnh điện khi sơn xong là hoàn toàn yên tâm về chất lượng suốt 10 năm, thậm chí là còn kéo dài hơn. Cũng từ giá trị sử dụng lâu dài đó mà chúng ta đi tới loại chi phí thứ 4 là chi phí cơ hội.
Nếu chỉ sử dụng cho gia đình thì việc chúng ta sơn sửa lại các sản phẩm sơn dầu sau một thời gian là điều hoàn toàn có thể. Tuy nhiên với các sản phẩm công nghiệp, các đơn hàng thương mại thì luôn phải sử dụng sơn tĩnh điện. Vì chỉ có như thế mới đảm bảo sự bền vững, lâu dài trong làm ăn, công việc.
Chúng ta không thể sơn hàng trăm tấm cửa kho xưởng xuất khẩu đi Mỹ bằng công nghệ sơn dầu được, như vậy vừa tốn thời gian, kém hiệu quả mà còn thiếu chuyên nghiệp, và không đạt chuẩn chất lượng.
Tham khảo thêm bài viết so sánh sơn tĩnh điện dạng bột và nước
Quy trình sơn
Vì sử dụng những công nghệ khác nhau, từ thô sơ so với hiện đại, nên dĩ nhiên quy trình sơn của 2 phương pháp này cũng khác nhau đáng kể, thậm chí có thể nói là trái ngược.
Sơn dầu thì đã quá quen thuộc với chúng ta, khi sơn luôn phải phun từ mặt này sang mặt khác một cách thủ công và phụ thuộc nhiều vào kĩ năng của người thợ sơn. Tuy nhiên kể cả những người thợ chuyên nghiệp nhất cũng chỉ giảm thiểu một phần nào đó chứ không thể triệt tiêu hoàn toàn tình trạng nhây nhớt, dính sơn, lớp này đè lên lớp kia ở những khu vực giao nhau của các bề mặt (hình trụ tròn, hình khối vuông).
Trong khi đó sơn tĩnh điện hoàn toàn không cần, nhờ lực hút tĩnh điện thì các mặt bị khuất khi sơn vẫn bám sơn đều, mịn và đẹp bởi vì khi đã hút đủ sơn thì điện tích trên bề mặt đã cân bằng, không hút thêm sơn gây nhây nhớt hay dính nữa.
Đặc tính này của sơn tĩnh điện cũng giúp sơn dễ vệ sinh hơn và có thể thu hồi lượng sơn hao hụt ra bên ngoài, tận dụng lên đó 99% lượng sơn. Trong khi đó sơn dầu luôn có sự thất thoát lớn, rơi rớt ra môi trường xung quanh, dính vào quần áo… Đặc biệt là sơn nước lại rất khó vệ sinh, vì phải sử dụng các chất hóa học để tẩy rửa tạo nên một sự bất tiện nhất định.
Chưa dừng lại ở đó, việc sử dụng cả 2 phương pháp sơn trên đều cần dùng tới các biện pháp làm sạch bề mặt, mỗi phương pháp có cách làm sạch khác nhau nhưng đều là để loại bỏ tối đa bụi bẩn, chất hữu cơ, tạp chất… Tuy nhiên sơn nước sẽ mất công hơn một chút, đó là ngoài vệ sinh còn phải xử lý 1 lớp xúc tác trên bề mặt vật liệu, mục đích là để tăng tính hiệu quả bám dính cho lớp sơn.
Về tác dụng bảo vệ
Như chúng ta đã đề cập, sơn là cách mà con người nghĩ ra để bảo vệ bề mặt trước sự tác động của môi trường bên ngoài, vì vậy mục tiêu bảo vệ là rất quan trọng. Trải qua hàng trăm năm phát triển, khó có thể so sánh được khả năng bảo vệ của 2 loại sơn dầu và sơn tĩnh điện là hơn thua thế nào. Bởi vì loại sơn nào cũng được các công ty đầu tư nghiên cứu, công nghệ để phát triển nhằm tăng hiệu quả và chất lượng, các yếu tố như mưa ẩm, ánh nắng đều được cả 2 bảo vệ dễ dàng.
Đặc biệt là hiện nay nhiều hãng sơn còn sử dụng các công nghệ cho phép loại sơn của họ chứa những chất chống oxy hóa, giảm nguy cơ ăn mòn hay rỉ sét, giúp tăng đáng kể khả năng bảo vệ.
Ưu điểm của sơn dầu là lớp sơn có khả năng chống bám bụi rất hiệu quả nên dễ dàng vệ sinh hơn. Trong khi đó sơn tĩnh điện lại phủ một lớp cứng kết dính trên bề mặt giúp chống trầy xước hiệu quả.
Về màu sắc
Màu sắc của sơn đảm bảo tính thẩm mĩ cũng nhu đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng, càng nhiều màu sắc thì phục vụ khách hàng cũng tốt hơn. Về yếu tố này thì sơn dầu lại chứng minh lợi thế vượt trội.
Bởi vì sơn dầu sử dụng dung môi nên việc pha các màu sắc với nhau như mỹ thuật hội họa để ra các màu sắc mới là rất dễ dàng, ngoài ra các nhà bán sơn cũng cung cấp một lượng màu khổng lồ trên thị trường. Đặc biệt là nhiều hãng sơn hiện nay còn có công nghệ cho phép pha màu rất nhanh chóng và dễ dàng ngay tại chỗ.
Ngược lại thì sơn tĩnh điện sử dụng các hạt sơn ở dạng rắn nên không thể pha màu mà phải sử dụng màu sắc có sẵn, rất hạn chế về màu sắc nên là một điểm trừ về giá trị thẩm mĩ.
Về độ an toàn
Để đánh giá về sự an toàn chúng ta sẽ xét 3 khía cạnh:
– An toàn trong quá trình sơn. Bất kỳ loại sơn nào cũng yêu cầu về tiêu chuẩn kĩ thuật cho người thợ sơn, đó là trang phục bảo hộ, khẩu trang, kính và không gian làm việc an toàn. Tuy nhiên, sơn tĩnh điện mang lại tính an toàn cao hơn. Bởi vì sơn nước sử dụng dung môi là các chất hóa học có thể bay hơi, tạo ra các loại khí rất độc nếu hít phải, gây nguy hiểm đáng kể cho sức khỏe con người.
– An toàn cho môi trường và hệ sinh thái. Cũng vẫn với tính chất bay hơi của các hóa chất gốc dầu nói trên, nếu để sơn dầu rơi vãi ra môi trường, dòng nước thì sẽ rất nguy hại. Vì vậy riêng sản phẩm này phải có quá trình xử lý chất thải đạt chuẩn. Ngược lại thì sơn tĩnh điện lại dễ dàng thu hồi, sử dụng triệt để nguồn sơn, ít thất thoát và cũng không có tình trạng bay hơi khí độc như trên.
– An toàn trong quá trình sử dụng. Sơn dầu dễ gây ra tình trạng cháy hơn, dễ bắt lửa và lây lan do bản chất chứa những hóa chất gốc dầu. Vì vậy dù trong tình trạng lưu kho, hay đã là thành phẩm thì các sản phẩm gốc dầu vẫn rất cần sự quan tâm về an toàn phòng cháy chữa cháy.
Đồng ý rằng sơn tĩnh điện là công nghệ mới và ngày càng chứng minh được giá trị của mình nên ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng sức ảnh hưởng, độ phổ biến của sơn dầu vẫn luôn vô cùng lớn với đại đa số khách hàng, những người tiêu dùng phổ thông.
Mỗi phương pháp sơn sẽ đều có những hoàn cảnh riêng biệt mà nó phát huy tối đa được ưu điểm của mình, sử dụng cho nhu cầu gia dụng thì sơn nước luôn là số một, còn các sản phẩm sản xuất công nghiệp thì tối ưu nhất là dùng sơn tĩnh điện.
Tham khảo thêm bài viết hướng dẫn sơn tĩnh điện tại nhà
Kết luận
Các sản phẩm sơn tĩnh điện đa phần đều là các sản phẩm công nghiệp, có độ hoàn thiện cao, và sơn tĩnh điện là một phần trong tiêu chuẩn chất lượng đẳng cấp của sản phẩm đó. Sài Gòn Nam Phát là nơi cung cấp những sản phẩm cửa công nghiệp, xe nâng, đèn diệt côn trùng cùng nhiều sản phẩm công nghiệp phụ trợ khác.
Tất cả các sản phẩm đó đều sử dụng sơn tĩnh điện với quy trình chất lượng chuẩn châu Âu từ hệ thống máy móc, kho xưởng và đội ngũ nhân công vận hành.
Chính nhờ lợi thế từ những giá trị cốt lõi bền vững đó mà các sản phẩm của Sài Gòn Nam Phát luôn có một chỗ đứng vững chắc ở thị trường nội địa, đồng thời xuất khẩu đi các quốc gia phát triển như Mỹ, Châu Âu, Úc…
Để tận dụng tối đa hệ thống sơn cao cấp đó, cũng là một cách chung tay cùng xây dựng cộng đồng khởi nghiệp công nghiệp Việt Nam thì Sài Gòn Nam Phát đã xây dựng thêm sản phẩm dịch vụ sơn tĩnh điện cho các công ty, kho xưởng, xí nghiệp có nhu cầu.
Các khách hàng sẽ được giới thiệu tận tình, chi tiết về hệ thống công nghệ sơn tĩnh điện. Sau đó Sài Gòn Nam Phát sẽ đưa ra các tư vấn khách quan, rõ ràng dựa trên nhu cầu, năng lực của khách hàng để đưa ra phương án tối ưu nhất. Cuối cùng là quá trình sản xuất, kiểm tra chất lượng chuyên nghiệp, nhanh chóng, hiện đại và giai đoạn cam kết bảo vệ, gắn bó lâu dài.
Bảng giá sơn tĩnh điện của Sài Gòn Nam Phát
Loại sơn | Vật liệu | Giá |
Sơn tĩnh điện theo mét vuông | Sắt thép | 100.000 – 200.000 vnđ |
Sơn tĩnh điện theo mét vuông | Nhôm | 120.000-220.000 vnđ |
Sơn tĩnh điện theo kg | Sắt thép | 6.000-8.000 vnđ |
Sơn tĩnh điện theo kg | Nhôm | 10.000-15.000 vnđ |
Sơn tĩnh điện nhập khẩu | Sắt thép | 8.000-12.000 vnđ |
Liên hệ Sài Gòn Nam Phát tại đây