Loading dock là gì? Sơ đồ chu trình xuất nhập hàng



Loading Dock (hay còn gọi Loading Bay) là khu vực xuất nhập hàng hóa, hệ thống thường nằm trong các toà nhà thương mại, nhà công nghiệp hay những kho hàng có quy mô lớn. Khu vực này cho phép xe chở hàng (như xe container) có thể ra vào, các hệ thống khác sẽ kết hợp xử lý việc nâng dỡ hàng hoá. Các xe chở hàng chỉ cần di chuyển đúng vị trí các cửa (door) của mình để tiếp nhận và dỡ hàng. Tại đây, nguyên vật liệu được nhập vào kho và các thành phẩm sản xuất ra được tiếp tục phân phối ra thị trường.

Loading dock được xem là một giải pháp hiện đại an toàn và khép kín của ngành Logistics. Thông thường 1 hệ thống loading có thể được thiết kế với 3 dạng chính như: Loading Dock hoàn toàn nằm ngoài, Loading Dock nằm ngoài 1 phần và được toà nhà bao bọc hoàn toàn. Dạng hiện đại nhất là được toà nhà bao bọc hoàn toàn.

Tham khảo thêm bài viết Loading dock và những điều cần biết

Loading dock gồm những bộ phận nào?

Hiện nay, để gia tăng năng suất và tính sử dụng lâu dài về mặt kinh tế, đòi hỏi các chủ đầu tư, doanh nghiệp lớn trong ngành Logistics phải bỏ ra một số vốn khá lớn để đầu tư cho mình hệ thống Loading bài bản và một trong những công ty đã và đang áp dụng hệ thống hiện đại này có thể kể đến như SamSung, APPLE, DELL…

Các thiết bị vận hành trong Loading Dock cần phải được lựa chọn cẩn thận, vì chúng là chìa khóa góp phần tạo ra 1 hệ thống Loading đảm bảo an toàn và hiệu quả. Thông thường hệ thống này sẽ bao gồm những thiết bị như: Sàn nâng tự động, cửa trượt trần, nhà bạt che, khoang chứa và các thiết bị khác hỗ trợ làm cho việc bốc xếp được linh hoạt và hiệu quả.

Sàn nâng tự động Dock leveler

Hình dock leveler màu đen ở loading dock
Sàn nâng thủy lực là một vật không thể thiếu ở bất kỳ loading dock nào

Sàn nâng tự động hay Loading Dock Leveler là một thiết bị dẫn tải tự động với khả năng điều chỉnh thay đổi vị trí độ cao theo yêu cầu của người sử dụng. Đây là loại sàn thông minh, thiết kế hiện đại đem lại mục đích nối liền mạch giữa sàn kho và thân xe tải giúp cho việc vận hành hàng hóa được tốt hơn.

Sàn nâng được làm bằng thép không gỉ, độ bền cao, cơ cấu kỹ thuật chắc chắn đạt tiêu chuẩn châu Âu. Điều này giúp hệ thống vận hành bền bỉ, chống ăn mòn, thích nghi tốt với khí hậu Việt Nam. Dock Leveler nâng hạ thông qua hệ thống xy lanh thủy lực hoặc lò xo cơ khí đảm bảo an toàn cho người vận hành và xe nâng khi di chuyển.

Sàn nâng kỹ thuật này được lắp đặt trong một hố rổng (dock) được thiết kế ở mép ngoài của cửa nhà kho. Khi hệ thống được kích hoạt, sàn nâng lên, tấm lip mở ra và tự động hạ xuống cho đến khi lip kết nối chắc chắn với sàn xe. Việc áp dụng thiết bị này trong hệ thống Loading sẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm thời gian bốc dỡ hàng hóa xuống 10-20 phút/xe container thay vì bốc dỡ hàng theo phương pháp truyền thống (mang, vác). Vừa tối ưu thời gian, chi phí thuê nhân công lại góp phần đẩy hiệu suất hoạt động tăng dần vào mỗi tháng.

Tham khảo thêm bài viết sử dụng dock leveler hay bàn nâng thủy lực

Cửa loading dock

Cửa trượt trần ở khu vực loading dock

Hệ thống cửa là một trong những bộ phận không thể thiếu trong việc hỗ trợ lưu thông tại Loading dock. Thông thường các ô cửa Dock được đánh theo số thứ tự để dễ quản lý xe xuất nhập hàng và tránh những rủi ro, sai sót xảy ra.

Hiện nay, cửa Loading điển hình được ứng dụng phổ biến là cửa cuốn trượt trần và cửa cuốn kim loại. Loại cửa này có khả năng kiểm soát an ninh, cách nhiệt và tự động hóa theo từng nhu cầu cụ thể giúp giảm thiểu tổn thất năng lượng, đảm bảo hoạt động đầy đủ và an toàn cho kho.

  • Cửa trượt trần (Overhead door): Đây là hệ thống cửa được dùng nhiều đối với nhà kho, nhà máy ở khu vực nhiều gió, bão. Với thiết kế các nan cửa lớn hoặc tấm liền, gia cố các thanh chịu lực để chống lại lực gió lên đến cấp độ 12. Tuy nhiên một số kho hay nhà máy ở khu vực có khí hậu ôn hòa hơn vẫn dùng đến bởi vì khả năng cách nhiệt tốt của cửa. Lõi cửa trượt trần được làm bằng PU Foam với tính chất hấp thụ nhiệt kém, nên nhiệt độ ở trong kho không bị ảnh hưởng.
  • Cửa cuốn kim loại: Là dòng cửa đang được bán chạy nhất tại Việt Nam, cửa được làm từ 2 loại chính là nhôm hoặc thép. Lý do được nhiều người tin dùng vì cửa cuốn kim loại giúp tiết kiệm không gian lắp đặt cũng như hoạt động, có nhiều mẫu mã và khả năng chống gió lên đến cấp độ 7. Cho nên các bạn không phải lo về vấn đề an ninh mà chi phí đầu tư lại thấp không hề cao. Cơ chế bảo trì bảo dưỡng cửa cũng đơn giản và không mất nhiều chi phí. Ngoài ra, cửa hoạt động thông qua hệ thống điều hành hiện đại như điều khiển qua app điện thoại, remote và nút bấm tại hộp điều khiển.

Tham khảo thêm bài viết so sánh cửa cuốn tấm liền và cửa cuốn kim loại tiêu chuẩn

Bạt che, bộ trùm túi khí

Phong-dem-navidock
Bộ trùm túi khí của Navidock được phân phối bởi Sài Gòn Nam Phát

Hai bộ phận chính quyết định quá trình bốc dỡ hàng diễn ra an toàn, hạn chế thất thoát nhiệt và nước mưa xâm nhập vào thùng xe container là bạt che và bộ trùm túi khí. Trong hệ thống Loading dock nó được xem là giải pháp tránh ô nhiễm tại cửa xuất nhập hàng.

Bạt che (Dock shelter) và bộ trùm túi khí (Inflatable Dock shelter) là hệ thống bao phủ tại khu vực thùng xe tải tiếp xúc với cửa kho. Không chỉ giúp xe tiếp cận an toàn, chống va chạm hiệu quả mà nó còn giúp che kín các khoảng hở tại thành cửa nhà kho.

  • Bạt che Container có thiết kế cấu trúc tấm đệm siêu bền phủ kín xung quanh 3 mặt của xe tải và tấm phủ đầu chất lượng cao để đạt được độ bền và hiệu quả đóng kín tốt nhất. Từ đó phòng tránh côn trùng xâm nhập vào kho chứa hàng và thùng xe thông qua các cánh cửa đã bị mở toang.
  • Bộ trùm túi khí có kết cấu từ vải Poly Vinyl, có khả năng tự co giãn chùm kín phần đuôi xe, từ đó kết nối với cửa nhà kho. Thiết bị này trang bị hệ thống điều khiển bán tự động, là bộ phận quan trọng trong hệ thống kho vận hiện đại đảm bảo quá trình xuất nhập hàng diễn ra khép kín.

Tính năng quan trọng thật sự giúp hai thiết bị này trở thành lựa chọn hàng đầu tại cửa xuất nhập hàng là việc nó ngăn chặn các điều kiện bất lợi từ môi trường như gió, bụi, côn trùng, giúp ngăn thất thoát khí lạnh và chênh lệch nhiệt độ tại các kho lạnh. Nếu quá trình xuất nhập hàng tại kho diễn ra với cường độ cao, kho đòi hỏi phải luôn ở mức nhiệt độ tiêu chuẩn để đảm bảo cho các thực phẩm không bị hư hỏng.

Dock house

Xe container màu đỏ cho lùi thùng xe vào dock house
Dock house của Navidock được phân phối bởi SGNP

Nhà bạt che phòng đệm hay còn được gọi là Dock House thường được lắp đặt tại cửa kho xuất nhập hàng của hệ thống Loading và được trang bị cao su giảm chấn để hạn chế tình trạng va chạm giữa đuôi xe tải và khung thành của nhà bạt che. Nó có kết cấu từ khung thép vững chắc, các vách ngăn từ chất liệu, sắt, inox, panel hoặc aluminium để bảo vệ sàn nâng dock leveler dưới mọi thời tiết.

Tìm hiểu thêm về dock house tại đây

Dock house được sinh ra là để giải quyết 2 vấn đề chính, đó là thiếu diện tích và kiểm soát môi trường:

  • Đầu tiên là thiếu diện tích, đối với những nhà máy có mặt sàn không phù hợp để lắp đặt sàn nâng Dock Leveler, hay những nhà máy có diện tích giới hạn, thay vì phải bỏ một số vốn lớn để xây sàn nối và mái hiên lớn thì nhà bạt che chính là một giải pháp giúp tăng tốc cho việc xuất nhập hàng hóa. Dock house lắp đặt ngay bên ngoài kho và trang bị những thiết bị khác lên như dock leveler, quạt chắn gió, màn nhựa pvc và đệm che. Mà chi phí đầu tư cho dock house cũng rẻ hơn so với việc phải xây hố dock hay cải tạo lại khu vực loading dock.
  • Thứ 2 là về việc kiểm soát môi trường. Ở VN nhiều chủ đầu tư xây dựng kho/nhà máy cho thuê, nhưng họ chỉ xây theo thiết kế cơ bản nhất. Tuy nhiên khi khách hàng sản xuất hay lưu trữ đặc thù như hàng đông lạnh, thực phẩm, thuốc men hay đồ điện tử. Các loại sản phẩm này có ưu cầu cao về việc kiểm soát môi trường, để lắp thêm bộ trùm túi khí, quạt cắt gió hay rèm nhựa pvc nhằm giúp giữ nhiệt độ của kho, đảm bảo chất lượng cho hàng hóa, chống thất thoát hơi lạnh, ngăn cản bụi bẩn, mùi hôi, nắng mưa, sự xâm nhập của côn trùng trong quá trình xuất nhập hàng. Lúc đó, dock house chính là thiết bị trung gian giải quyết vấn đề đó cho bạn mà bạn không phải sửa chữa hay thiết kế lại kho/nhà máy sau này vẫn tái sử dụng được.

Phụ kiện cho loading dock

Ngoài những thiết bị hỗ trợ chính tại hệ thống Loading thì các phụ kiện đi kèm cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống vận hành và sử dụng hệ thống này. Nó bao gồm các thiết bị cơ bản như: thanh dẫn canh chỉnh xe, cao su giảm chấn, đèn tín hiệu, thiết bị chặn bánh xe

Thiết bị chặn bánh xe

Cục cao su chặn bánh xe hình tam giác màu đen
Cao su chặn bánh xe có thiết hình tam giác để chèn vào bánh xe tải khi dừng xếp dỡ hàng

Thiết bị chặn bánh xe ra đời để cố định bánh xe Container trong quá trình xe nâng bốc dỡ hàng hóa, do:

  • Do quán tính bánh xe container lăn về phía trước.
  • Khi tài xế xe container cho xe rời khỏi mà không biết xe nâng còn đang ra vào bốc xếp hàng hóa.

Hiện nay, thiết bị này đang được thiết kế từ chất liệu cao su đúc giúp giữ cố định bánh xe, tránh trơn trượt, giảm thiểu tình trạng xê dịch khoảng cách giữa xe tải và sàn nâng, đảm bảo quá trình vận chuyển hàng diễn ra an toàn và đạt hiệu quả cao.

Cao su giảm chấn

cao-su-giam-chan
Cao su giảm chấn Navidock

Cao su giảm chấn (bumper) là phụ kiện có thành phần cấu tạo chính từ cao su thiên nhiên, độ đàn hồi cao đóng vai trò chống chịu va đập tốt giúp bảo vệ sàn nâng một cách hiệu quả. Đồng thời, hỗ trợ làm giảm rung chấn lực mà xe container tác động lên hố Dock.

Cao su chống va chạm thường được lắp đặt thêm vào dọc mép tường hoặc dưới hố Dock là những vị trí dễ xảy ra va chạm giữa xe container và sàn nâng. Ngoài ra phụ kiện này thường được dán thêm lớp phản quang bên ngoài, phù hợp với những nhà kho xuất nhập hàng vào ban đêm, hoặc làm việc khi thiếu ánh sáng.

Đèn tín hiệu

5 đèn cam, xanh dương, trắng, xanh lá và đỏ
Đây là 5 màu cơ bản trong công nghiệp

Hệ thống đèn tín hiệu được hoạt động dựa trên cảm biến chuyển động được sử dụng phổ biến tại khu vực xuất nhập hàng. Với hai màu tượng trưng, đèn đỏ và xanh – được hiểu là “dừng” và “đi” – cung cấp tín hiệu cho tài xế xe nâng và người đang làm việc ở khu vực sàn nâng.

Ở trạng thái ban đầu, đèn tín hiệu bên ngoài sẽ là màu xanh thông báo cho tài xế container được phép vào Dock để xuất nhập hàng, đồng thời khi đó, đèn tín hiệu bên trong nhà kho chuyển thành màu đỏ, thông báo cho người vận hành (tài xế xe nâng) không được phép vào khu vực dock để xuất nhập hàng. Lúc này, không thể vận hành được dock.

Khi xe container cập bến vào khu vực Loading Dock, và các thiết bị hỗ trợ như bạt che, sàn nâng… đã hoạt động. Lúc này, cả đèn ngoài và trong nhà kho sẽ nhấp nháy, đồng thời hộp điều khiển bên trong phát ra âm thanh thông báo. Việc cần làm bây giờ là người vận hành sẽ đến hộp điều khiển và nhấn nút lock, khi đó đèn bên trong chuyển sang màu xanh, âm cảnh báo dừng, đồng thời đèn bên ngoài chuyển sang màu đỏ. Lúc này người vận hành xe nâng có thể tiến hành xuất nhập hàng.

Thanh dẫn canh chỉnh xe

Các thanh chắn barrier màu vàng sọc đen
Các thanh trụ này sẽ có 2 dạng chính là chữ I và U dùng để điều hướng di chuyển trong nhà máy/kho

Là thiết bị được thiết kế bằng thép hình ống lớn để điều hướng làn đường di chuyển ngược chiều một cách an toàn và nhanh chóng đến các khoang chất hàng. Thanh dẫn canh chỉnh xe được phủ lớp sơn bằng màu vàng sáng để hỗ trợ trực quan cho người lái xe khi họ lùi hạn chế bị va chạm, giảm rủi ro và tăng độ chính xác cao.

Ngoài ra, thiết bị này còn có kết cấu thép chịu lực cho phép các xe tải trọng lớn khi lùi vào cửa xuất nhập giẫm lên thanh dẫn hướng để ra tín hiệu mạnh cho người lái xe dừng lại và đánh lái về phía trước, từ đó định vị lại xe tải một cách chính xác.

2 Loại loading dock chính dành cho kho lạnh và nhà máy chế biến thực phẩm

Tùy vào mỗi lĩnh vực, ngành nghề mà doanh nghiệp có thể đầu tư một hệ thống Loading dock phù hợp. Cụ thể, đối với những kho chế biến thực phẩm, dược phẩm đòi hỏi môi trường sản xuất và lưu kho phải cực kì sạch sẽ để đảm bảo về chất lượng và an toàn vệ sinh. Do vậy những nhà máy này thường phân ra làm 2 khu vực xuất nhập riêng biệt.

Loading dock cho cửa nhập

Khu vực cửa nhập hàng là nơi xe container ra vào thường xuyên để đưa các nguyên vật liệu vào kho hỗ trợ cho quá trình sản xuất. Đối với vị trí này yêu cầu nhà máy phải đảm bảo khâu kiểm soát nhiệt độ để ngăn chặn côn trùng, bụi bẩn hoặc nước mưa xâm nhập vào bên trong.

Minh chứng qua việc, hàng thực phẩm thường yêu cầu khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên khi đưa nguyên vật liệu từ xe container vào kho nhưng cửa kho không an toàn tạo điều kiện cho dị vật hoặc côn trùng bám víu vào bên trong gây hư hỏng cả lô hàng. Ngoài việc tổn thất chi phí, doanh nghiệp phải vệ sinh lại cả một dây chuyền, hệ thống máy móc sản xuất gây mất thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ. Chính vì vậy, việc đảm bảo môi trường nhập hàng khép kín cho những bước đầu tiên là đáng được quan tâm, với mức chi phí bỏ ra không quá cao nhưng lại được sử dụng lâu dài.

Và cụ thể, bộ phận cửa nhập hàng của kho lạnh và nhà máy chế biến thực phẩm sẽ có sự góp mặt của hệ thống cửa trượt trần, bạt che, bộ trùm túi khí, nhà bạt che dock house và sàn nâng tự động. Ngoài ra, đối với những khu vực như miền Nam, miền Tây thường không có quá nhiều thiên tai nhưng khí hậu nóng quanh năm để đảm bảo cân bằng nhiệt độ bên trong và bên ngoài để không gây hư hỏng sản phẩm thì các doanh nghiệp nên lắp thêm thiết bị quạt chắn gió bên trong cửa kho và màn nhựa ngăn lạnh để hạn chế thất thoát nhiệt và lọc bỏ bụi bẩn, côn trùng tối ưu.

Loading dock cho cửa xuất

Ngoài cửa nhập hàng thì cửa xuất cũng chiếm vị trí quan trọng không kém cạnh trong hệ thống Loading. Khu vực này là nơi đưa hàng hóa, thành phẩm đã được đóng gói hoàn thiện đưa ra thị trường và phân phối đến tay khách hàng. Đây được xem là công đoạn cuối cùng trong hệ thống Loading dock.

Cụ thể, đối với những khu vực khí hậu khắc nghiệt, có mưa và gió bão thường xuyên, hãy đầu tư cửa xuất hàng chắc chắn và kháng gió tốt như cửa trượt trần chống bão. Ở khu vực này phần lớn hàng hóa đã được đóng gói kỹ càng nên sẽ không còn phải kiểm soát khắt khe như khu vực nhập hàng. Nên chi phí đầu tư cũng sẽ được cắt giảm nhiều như chỉ cần bạt che thay vì bộ trùm túi khi như cửa nhập hay chỉ cần lắp đèn diệt côn trùng không cần phải lắp màn nhựa hay quạt chắn gió. Chủ yếu hạn chế tối đa tình trạng bụi bẩn, côn trùng tấn công vào bên trong kho.

Sở đồ chu trình xuất nhập hàng

Sơ đồ 3D của chu trình nhập xuất hàng của nhà máy theo hình chữ U
Sơ đồ chu trình hình chữ U

Đối với một kho hàng nằm trong hệ thống Loading của nhà máy khi thiết kế sẽ bao gồm bao bộ phận chính: khu vực nhập hàng, khu vực sản xuất và khu vực xuất hàng. Hiện nay, có 3 thiết kế chu trình xuất nhập hàng phổ biến như thiết kế chữ U, I và L. Tuy nhiên cách bố trí kho hình chữ U đã và đang được công nhận là cách bố trí tốt nhất cho người mới bắt đầu làm kho. Tất cả các thành phần được sắp xếp theo hình bán nguyệt với vận chuyển và nhận hàng ở hai bên song song và lưu trữ ở giữa.

Cụ thể: Khi các nguyên vật liệu được nhập đến sẽ lưu kho, sau đó hàng hóa trong kho nguyên liệu sẽ được đưa đến khu vực sản xuất và tiến hành đóng gói. Sau khi đã có thành phẩm hoàn thiện sẽ được vận chuyển ra khu vực cửa xuất hàng, lên container và phân phối ra thị trường.

Việc bố trí khu vực nhập nguyên liệu và xuất thành phẩm song song sẽ giúp tránh tắc nghẽn. Với cả lối vào và lối ra đều ở cùng một phía của kho hàng, đẩy nhanh tiến độ cho nhân viên di chuyển sản phẩm giữa việc nhận và vận chuyển. Tuy nhiên, nhược điểm của thiết kế này sẽ dễ gây tắc nghẽn ở khâu đóng gói, nếu số lượng hàng hóa lớn.

Đơn vị tư vấn thiết kế nhà máy và kho tại TPHCM

cảnh nhà kho đang được hoàn thiện thô
Khách sử dụng cửa trượt trần Naviflex của SGNP

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã phải tổn thất nhiều chi phí cho việc bố trí hệ thống Loading không đúng cách vừa tiêu hao nhiều năng lượng lại không mang lại hiệu quả cao. Chính vì vậy, hãy cân nhắc tìm kiếm đúng đơn vị chuyên nghiên cứu, phát triển, thiết kế và sản xuất các thiết bị trong hệ thống Loading dock. Bởi họ là những người có nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp các thiết bị cho loading dock và lắp đặt cho các dự án, công trình nhà máy/ kho bãi cần xây loading dock, họ sẽ cho bạn nhiều giải pháp tốt nhất và tối ưu nhất. Và Sài Gòn Nam Phát đang là đơn vị đơn cử ngay lúc này.

SGNP có sở hữu một đội ngũ R&D chuyên môn cao chuyên nghiên cứu và phát triển các nhóm sản phẩm hỗ trợ cho khâu xuất nhập. Am hiểu thị trường công nghiệp, không ngừng áp dụng những kỹ thuật, công nghệ mới nhất trong việc lên bảng vẽ và cho ra đời các giải pháp phù hợp cho từng lĩnh vực, ngành nghề cũng như khu vực sử dụng.

Chưa kể, SGNP là đơn vị sở hữu nhà máy sản xuất riêng với diện tích lên đến 5.000 m2 được đặt tại Bình Tân với nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại như máy chấn, máy cắt, máy đột-dập và hệ thống dây chuyền sơn tĩnh điện. Các thiết bị xuất nhập hàng tại SGNP như sàn nâng tự động, bạt che, đệm che, bộ trùm túi khí, cửa loading dock… đều được thiết kế và sản xuất theo kích thước của kho, nhà máy với chất lượng đạt chuẩn Châu Âu.

SGNP có đội ngũ thi công, lắp đặt sẵn sàng đến tận công trường, dự án để khảo sát và hỗ trợ lắp đặt giúp doanh nghiệp tối ưu nhiều chi phí đầu tư. Chưa kể lại yên tâm tuyệt đối trong quá trình sử dụng. Tất cả các thiết bị trong hệ thống Loading dock của SGNP sẽ được bảo hành và bảo trì đầy đủ. Linh kiện luôn luôn có sẵn để hỗ trợ thay thế kịp thời mà không gây gián đoạn trong quá trình xuất nhập.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về hệ thống Loading dock mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng sau khi tham khảo xong bài viết này bạn sẽ có cho mình nhiều thông tin bổ ích trong việc thiết kế hệ thống Loading hiện đại cho nhà kho của mình. Nếu bạn quan tâm đến các thiết bị xuất nhập tại SGNP có thể nhấc máy gọi ngay Hotline (+84) 938828242 để được hỗ trợ tư vấn và cung cấp giải pháp kịp thời ngay hôm nay.

Bài viết liên quan: