Doanh nghiệp Việt Nam tăng tốc xây dựng công nghiệp “Chuẩn quốc tế” tới thị trường nước ngoài. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp đua nhau thay đổi và chuyển giao quy mô và quy trình sản xuất nhằm hướng đến mục tiêu thay đổi từ nhập khẩu sang xuất khẩu.

1. Yếu tố khu vực và vị trí địa lý đối với các chủ đầu tư

Vị trí địa lý và đất đai luôn được các chủ đầu tư quan tâm. Theo khảo sát đầu năm 2020, quỹ đất công nghiệp đang rơi vào trạng thái “cạn kiệt”, đặc biệt là trong khu vực phía Nam, giá thuê đất công nghiệp tăng, mang đến nhiều hoang mang.

Bao-cao-tinh-hinh-phat-trien-bat-dong-san-cong-nghiep-viet-nam
Nguồn: Báo cáo Tình hình phát triển Bất động sản Công nghiệp Việt Nam (HOUSELINK)

Đặc biệt là với các nhà đầu tư nước ngoài, đa phần họ sẽ gặp vô vàn khó khăn khi lần đầu quyết định tham gia vào thị trường Việt Nam. Bắt đầu từ vấn đề tìm hiểu vị trí, quỹ đất theo từng khu vực, cách thức xin phép địa phương, chính quyền trước khi tiến hành thi công, bên cạnh đó là hàng loạt những vấn đề khi tìm nhà thầu để hỗ trợ.

bao-cao-tinh-hinh-phat-trien-bat-dong-san-viet-nam
Nguồn: Báo cáo Tình hình phát triển Bất động sản Công nghiệp Việt Nam (HOUSELINK)

2. Tại sao phải xây dựng công nghiệp “Chuẩn quốc tế”

Với bất kì doanh nghiệp nói chung và nhà thầu xây dựng nói riêng để có thể tồn tại và phát triển đều phải chấp nhận cải tiến và thay đổi. Công nghệ phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp cần hướng đến tiêu chuẩn quốc tế để có thể mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng.

Doanh nghiệp nào cũng cần hiểu được giá trị cốt lõi của việc mở rộng quy mô, vị trí địa lý khu vực để đảm bảo sự phát triển. Mỗi năm, nhiều ngành nghề trong nước ta lại được hưởng lợi và nhận được sự đầu tư từ các khách hàng nước ngoài.

Điều này hết sức dễ hiểu bởi thị trường Việt Nam đang dần dần có những bước chuyển biến hết sức tích cực, không chỉ riêng 10 năm gần đây mà còn ở giai đoạn sắp tới.

Mục tiêu mở rộng quy mô thật sự không quá mới lạ. Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng lựa chọn cách củng cố chắc chắn thương hiệu ở một khu vực, vùng miền sau đó mới nghĩ đến việc mở rộng. Một số lại có quan điểm ngược lại, bước đầu họ muốn tạo điểm nhấn ở từng nơi, trải rộng khắp cả nước, tạo sự đồng đều.

3. Doanh nghiệp Việt Nam tăng tốc xây dựng công nghiệp “Chuẩn quốc tế”

Phương án nào cũng sẽ có 2 mặt lợi và hại, vậy nên việc lựa chọn như thế nào còn tuỳ thuộc vào nhân lực, tài chính, định hướng của từng nhà thầu. Nhưng suy cho cùng, áp dụng cách nào đi chăng nửa thì đều phải biết mở rộng quy mô nhiều hơn. Vốn dĩ tương lai sẽ có biến động, vì thế đòi hỏi chúng ta phải thích nghi và phát triển để đem lại chất lượng cho từng công trình.

Mở rộng quy mô từng khu vực và các vùng miền đòi hỏi nhà thầu phải đối mặt với những thách thức khác. Việc xảy ra những vấn đề phát sinh, văn hoá, địa phương và đặc biệt nhất là nguồn nhân lực sẽ phần nào ảnh hưởng đến việc bắt tay vào thực hiện.

Và sẽ càng khó khăn hơn với các khách hàng là chủ đầu tư nước ngoài, chưa có kinh nghiệm, cũng như hiểu biết tại Việt Nam. Hỗ trợ các chủ đầu tư trong việc tư vấn, xin giấy phép quy hoạch, môi trường, đặc biệt là giải quyết các vấn đề khi có mâu thuẫn sẽ là điều mà một nhà thầu chuyên nghiệp cần phải có khi quyết định mở rộng quy mô theo vị trí, khu vực.

xay-dung-doanh-nghiep-theo-tieu-chuan-quoc-te
Xây dựng doanh nghiệp theo tiêu chuẩn Quốc tế

“Bài toán hóc búa” trên không đơn thuần dành cho các chủ đầu tư, mà còn là vấn đề buộc nhà thầu xây dựng nào cũng phải suy ngẫm. Từ đó, xây dựng, chuyển giao thay đổi doanh nghiệp theo các tiêu chuẩn Quốc tế để có thể mở rộng quy mô tới thị trường quốc tế.