Sơn tĩnh điện là công nghệ sơn hiện đại, hiệu quả cao và không mấy xa lạ với chúng ta. Cho đến nay, công nghệ này đang chứng minh được giá trị vượt trội của nó và trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Nhưng không nhiều người biết rằng sơn tĩnh điện có 2 dạng chính là bột và nước với các đặc điểm, nguyên lý khác nhau dẫn đến tính ứng dụng và các ưu – nhược điểm cũng như sự khác biệt.

Súng đang phun sơn tĩnh điện bột
Sơn tĩnh điện bột hiện khá thông dụng tại Việt Nam

Sơn tĩnh điện bột, hay còn có tên gọi là sơn tĩnh điện cứng là sử dụng loại sơn từ các hạt sơn rắn. Bằng cách sử dụng các đầu phun truyền điện tích dương vào các hạt sơn này, sau đó phun vào bề mặt cần sơn – thường làm từ vật liệu kim loại – có chứa điện tích âm. Sự tiếp xúc đó giúp cho sơn và bề mặt bám dính chặt vào nhau.

Tham khảo bài viết sơn tĩnh điện là gì?

Sơn tĩnh điện nước là gì?

Trong khi đó, sơn tĩnh điện nước (còn được gọi là sơn tĩnh điện dạng lỏng) sẽ không truyền điện tích vào hạt sơn. Thay vào đó là pha sơn vào một dung môi lỏng (hoặc nước) rồi truyền điện tích vào dung môi lỏng này, sau đó tiến hành sơn lên bề mặt cần sơn với điện tích trái dấu.

So sánh sơn tĩnh điện bột và nước

Cùng là sơn tĩnh điện nhưng 2 phương pháp kể trên có sự khác biệt nhất định trong nguyên lý. Dạng khô là truyền điện tích trực tiếp vào hạt sơn để nó kết nối với bề mặt, trong khi đó dạng nước lại truyền điện tích vào một dung môi lỏng có chứa sơn. Sự khác biệt trong nguyên lý kể trên đã tạo nên những sự khác biệt trong việc ứng dụng 2 phương pháp này.

Hình các sản phẩm đã được phủ sơn tĩnh điện màu trắng
Sơn tĩnh điện nổi tiếng bền bỉ, sơn dưới dạng nước có thể phù dày dễ dàng hơn

Thật ra, khá khó để đánh giá về tiêu chí độ bền của 2 phương pháp sơn này vì bản thân chúng đã khác biệt trong quá trình ứng dụng và chất liệu, chưa kể đến sự khác biệt trong các môi trường khác nhau, tác động khác nhau.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nếu được so sánh trên cùng một hệ quy chiếu, trong cùng điều kiện bảo quản thì cả 2 phương pháp sơn này đều mang lại hiệu quả cực cao, với độ bền có thể lên đến 10 năm. Điều này là hoàn toàn có thể, thậm chí còn lâu hơn, vì kết nối của vật liệu với sơn là kết nối bởi các hạt điện tích rất bền chặt.

Hình dock leveler được sơn màu đỏ
Sơn tĩnh điện dạng nước hiện chưa thông dụng tại Việt Nam do giá thành đắt đỏ

Khi xét đến chi phí của 2 phương pháp sơn này, chúng ta cần đánh giá 2 loại chi phí là chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành lâu dài.

Về chi phí đầu tư ban đầu, với sơn tĩnh điện khô quả là một con số không nhỏ. Bởi vì ngoài các phụ kiện, súng sơn, trang phục bảo hộ thì phương pháp này cần một số tiền lớn để xây dựng một buồng sơn và một phòng sấy để tạo ra thành phẩm. Tùy vào quy mô đầu tư mà 2 hạng mục này có thể lớn hay nhỏ, tuy nhiên phòng sấy thường cần lớn hơn vì quá trình sơn rất nhanh mà quá trình sấy lại cần thời gian nên rất dễ bị “kẹt xe” vì chờ đợi, gây mất năng suất. Tức là chúng ta cần cả chi phí để xây dựng 2 hạng mục trên, cũng như không gian nhà xưởng cho chúng, số tiền bỏ ra dĩ nhiên sẽ cao.

Ngược lại, dạng nước lại không yêu cầu quá khắt khe về 2 hạng mục này, nếu có thì rất tốt vì tạo được không gian làm việc chuyên nghiệp và tăng năng suất, nhưng kể cả nếu không có cũng không sao.

Tiếp theo đến chi phí vận hành, là chi phí nhân công và chi phí của phụ tùng thiết bị. Thực tế cả 2 phương pháp sơn này ban đầu không có nhiều khác biệt, nhưng đối với sơn dạng bột bạn có thể tái sử dụng bột nhờ các ống hút, lọc của buồng sơn. Còn sơn tĩnh điện dạng nước thì không tái sử dụng được và chi phí khi mua nguyên liệu sơn thì dạng nước cũng đắt đỏ hơn vì phải thêm chất phụ gia đi kèm. Hiện nay, sơn dạng bột ở Việt Nam vẫn đang thịnh hành nhất, cho nên việc tìm kiếm cơ sở gia công sơn bột không hề khó.

Tựu chung lại, dù dạng lỏng giúp bạn tiết kiệm chi phí ban đầu nhưng về vận hành lâu dài thì lại khá đắt đỏ cho bạn.

hình buồn sơn tĩnh điện
Chất lượng sơn tĩnh điện của mỗi dạng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Giờ đây chúng ta nhận thấy sự khác biệt của 2 phương pháp này sẽ bù trù cho nhau mà không có một ưu thế rõ ràng nghiêng về bên nào. Bởi vì chất lượng của lớp sơn sẽ bị ảnh hưởng từ nhiều yếu tố.

Khi sơn tĩnh điện khô, ưu điểm của nó là sự đồng đều vượt trội trên bề mặt, kể cả sơn nhiều lớp thì luôn có sự đồng nhất, không bao giờ xuất hiện một vùng nào trên bề mặt nhiều sơn hơn vùng khác. Thậm chí khi sơn một vật có hình dạng trụ, chỉ cần phun vào một bên thì bên còn lại cũng luôn phủ đều và đủ. Điều này sẽ không thể làm được với sơn tĩnh điện lỏng, vì phương pháp này phụ thuộc nhiều vào yếu tố con người. Đôi khi với những người thợ chưa lành nghề, hoặc vì một cản trở nào đó, sẽ dẫn tới tình trạng sơn không đều, dĩ nhiên ngày nay có nhiều thiết bị phun sơn hiện đại cho phép giảm thiểu rủi ro này xuống mức thấp nhất. Nhưng để gọi là đạt chất lượng tuyệt đối như sơn khô là không thể.

Tuy nhiên sơn tĩnh điện bột cũng có nhược điểm của nó. Đó là toàn bộ bề mặt cần sơn phải được vệ sinh triệt để bên trong các bể để loại bỏ bụi bẩn, dầu nhớt, tạp chất… Bởi vì khi đã dạng bột rồi sẽ không thể khắc phục lại sai lầm đó. Chẳng hạn như trên bề mặt còn một con muỗi, còn một vết bụi thì khi sơn xong cũng không có cách nào để che dấu, xử lí dấu vết đó. Đó là lí do mà sơn tĩnh điện bột cần một quy trình và hệ thống khắt khe hơn nhiều. Trong khi đó sơn tĩnh điện nước lại có thể xử lý, khắc phục tình trạng này.

Sơn tĩnh điện nước hay bột phun dễ hơn

Nhiều người sẽ cho rằng việc sơn thì cũng giống như nhau chứ không có sự khác biệt, tuy nhiên thực tế là để đánh giá tiêu chí này chúng ta cần một cái nhìn bao quát hơn đến toàn bộ hệ thống sơn của cả 2 phương pháp sơn này.

Về mặt con người thì đúng là không có sự khác biệt nào, các kĩ thuật viên khi được đào tạo chuyên nghiệp và kinh nghiệm trong ngành nghề sẽ luôn dễ dàng vận hành cả 2 hệ thống. Thậm chí còn có thể nói rằng sơn tĩnh điện nước cần chuyên môn cao hơn, vì cần có sự khéo léo, tỉ mỉ và cẩn thận để tránh sơn rơi rớt ra xung quanh.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy sơn tĩnh điện khô khó hơn là sơn tĩnh điện nước. Vì có sự khác biệt lớn về hệ thống hạ tầng, khả năng ứng dụng trên nhiều chất liệu, khả năng thay đổi màu sắc, yêu cầu trong quá trình tiền sản xuất và khả năng sửa sai. Cụ thể như sau:

– Về hạ tầng. Như đã đề cập trước đó, sơn tĩnh điện bột cần nhà xưởng, hạ tầng, buồng sơn và phòng sấy trong khi đó sơn dạng nước có thể thực hiện ở bất kỳ đâu. Rõ ràng việc tháo rời các thiết bị rồi vận chuyển đến nơi sơn sẽ khó khăn, phức tạp, và tốn kém hơn là việc mang máy móc đến tận nơi để sơn.

– Về chất liệu. dạng bột thường chỉ dùng trên kim loại hoặc ít nhất là các chất liệu chịu nhiệt tốt nên những chất liệu như cao su, gỗ gia dụng không thể áp dụng cách sơn này.

– Khả năng thay đổi màu sắc. Tuy kì công và yêu cầu kĩ năng nhất định, nhưng ít nhất khi sơn bằng công nghệ tĩnh điện nước chúng ta vẫn có thể thay đổi màu sắc được. Còn với tĩnh điện khô thì khi đã sơn là không thể tác động gì đến nó được nữa.

– Yêu cầu kĩ thuật của quá trình trước khi sơn. Để có thể đạt được chất lượng lớp sơn tĩnh điện khô tốt nhất thì bề mặt phải được làm sạch triệt để, không có bất kì sai sót nào dù là nhỏ nhất. Trong khi sơn tĩnh điện nước thì không khó như vậy.

– Từ vấn đề yêu cầu kĩ thuật kể trên, sẽ dẫn chúng ta đến với khả năng sửa sai. Công nghệ sơn nước ít yêu cầu về việc vệ sinh bề mặt (vẫn có, và nếu vệ sinh triệt để thì vẫn rất tốt) là bởi vì trong quá trình sơn nếu phát hiện bề mặt có vấn đề cần xử lý thì chúng ta vẫn có thể dễ dàng sửa sai. Trong khi sơn khô thì khi sơn xong cũng là xong luôn chứ không thể điều chỉnh, sửa chữa, hay thay đổi gì.

hình các thanh được phun sơn tĩnh điện đỏ
Việc phun sơn tĩnh điện đòi hỏi nhân công cần phải trang bị những thiết bị bảo hộ cần thiết

Gọi là sơn tĩnh điện nước là để mô tả trạng thái dung môi lỏng của chúng, chứ về bản chất thì loại sơn này chính là sử dụng các loại dung môi hóa học dễ bay hơi (viết tắt là VOC). Các dung môi này có thể tiếp xúc với da con người, hoặc đi vào cơ thể qua đường hô hấp nên có thể nói là không hề an toàn cho sức khỏe. Và khi các dung môi đó được xử lý không tốt còn có thể thấm vào đất, vào hệ thống nước gây hại cho môi trường nước và không khí.

Trong khi đó dạng bột lại là các hạt sơn ở dạng rắn, sẽ không bao giờ sản sinh ra VOC nên mức độ an toàn là cao hơn.

Không dừng lại ở đó, sơn tĩnh điện bột còn có khả năng thu hồi để sử dụng, sơn khi chưa sử dụng hết cũng có thể tận dụng cho lần sau thay vì rơi rớt, lãng phí như sơn dạng lỏng.

Đặc biệt lưu ý: Tuy sơn tĩnh điện lỏng là an toàn hơn cho cả hệ sinh thái và con người, tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với thái độ chủ quan. Chúng ta vẫn cần các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, che chắn bằng trang phục bảo hộ, mắt kính, khẩu trang, và phòng tránh điện giật.

Sơn tĩnh điện loại nào có nhiều màu sắc hơn

Về yếu tố màu sắc là một điểm cộng lớn cho sơn tĩnh điện nước. Các nhà sản xuất cũng muốn đảm bảo an toàn cho kinh doanh sẽ không tạo ra quá nhiều màu sơn mà chỉ có một lượng màu giới hạn, nhưng trên thực tế thì sơn tĩnh điện nước luôn có nhiều màu sắc hơn dạng bột.

Bởi vì thực tế là sơn tĩnh điện dạng bột là những hạt sơn ở dạng cứng nên nó không thể pha trộn ra các màu sắc khác, bạn mua màu nào là bạn dùng màu đó. Ngược lại, sơn tĩnh điện dạng lỏng thì chúng ta có thể pha trộn nhiều màu sơn với nhau để tạo ra các màu sắc mới lạ, phong phú và hợp ý thích của bản thân. Thực tế cũng cho thấy trên thị trường sơn, trong khi các loại sơn tĩnh điện bột chỉ có vài chục màu cơ bản, hoặc vài trăm thì người ta đã thống kê được gần 200.000 màu sơn tĩnh điện nước khác nhau.

Kết luận

Sài Gòn Nam Phát là nhà cung cấp các sản phẩm cửa công nghiệp, thiết bị nâng hạ, thiết bị kiểm soát nhiệt độ, hệ thống đèn diệt côn trùng và nhiều sản phẩm công nghiệp phụ trợ quan trọng khác. Các sản phẩm của Sài Gòn Nam Phát đã xuất khẩu đi nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới, nên dĩ nhiên quy trình sản xuất luôn đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật cao nhất, không thể thiếu trong đó là hệ thống sơn tĩnh điện chất lượng, hiện đại, và chuyên nghiệp.

Công nghệ sơn tĩnh điện này là sự tổng hòa của hệ thống robot, chất lượng hạ tầng và thiết cùng cả yếu tố con người.

Tận dụng tối đa ưu thế về công nghệ đó, Sài Gòn Nam Phát đã mở rộng dịch vụ gia công sơn tĩnh điện cho các khách hàng có nhu cầu với giá cả cạnh tranh cùng dịch vụ hoàn hảo, đi từ khâu tư vấn để chọn ra dịch vụ phù hợp nhất cho đến hợp tác sản xuất và bảo hành.

 

Loại sơn Vật liệu Giá
Sơn tĩnh điện theo mét vuông Sắt thép 100.000 – 200.000 vnđ
Sơn tĩnh điện theo mét vuông Nhôm 120.000-220.000 vnđ
Sơn tĩnh điện theo kg Sắt thép 6.000-8.000 vnđ
Sơn tĩnh điện theo kg Nhôm 10.000-15.000 vnđ
Sơn tĩnh điện nhập khẩu Sắt thép 8.000-12.000 vnđ