Masan Meatlife Chi 2.800 Tỷ Xây Dựng Nhà Máy Chuẩn Châu Âu. Với công suất tối đa của 2 nhà máy ở Hà Nam và Long An vào khoảng 280.000 tấn sản phẩm/năm, mục tiêu chiếm 10% thị phần thị heo của Masan MEATLife (MML) vào năm 2022 hoàn toàn khả thi.

1. Masan Meatlife Chi 2.800 Tỷ Xây Dựng Nhà Máy Chuẩn Châu Âu 

Sau khi tổ hợp chế biến thịt trị giá hơn 1.000 tỷ đồng tại Hà Nam đi vào khuôn khổ và hoạt động ổn định, Masan Meatlife tiếp tục khai trương nhà máy thứ hai với tổng vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng tại Long An. Đây là những nhà máy sản xuất thịt heo mát theo công nghệ châu Âu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cho đến thời điểm này.

ben-trong-nha-may-meatdeli-sai-gon-cua-massan-tai-long-an
Bên trong nhà máy Meatdeli Sài Gòn của Massan tại Long An

Tổ hợp chế biến thịt MEATDeli Sài Gòn của Masan được xây dựng tại khu công nghiệp Tân Đức, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Tổ hợp chế biến thịt được xây dựng trên diện tích gần 20ha, chia làm 2 giai đoạn. Bây giờ họ mới xong giai đoạn 1, sử dụng diện tích khoảng 10ha và tiêu tốn khoảng 1.400 tỷ đồng.

Giống như nhà máy đầu tiên tại Hà Nam, nhà máy thứ hai này cũng có công suất giết mổ và chế biến thịt heo, thịt heo mát các loại khoảng 140.000 tấn sản phẩm/năm. Tương đương 1,4 triệu con/năm và dùng dây chuyền chế biến thịt hiện đại châu Âu từ công ty hàng đầu thế giới Marel – Hà Lan. Khi nhà máy MEATDeli Sài Gòn đi vào hoạt động 100% công suất sẽ cần khoảng 1.000 công nhân viên.

Nếu hai nhà máy chạy hết công suất, mục tiêu giữ 10% thị phần thịt heo vào 2022 của Masan hoàn toàn khả thi.

2. Mục tiêu của Masan Meatlife trên con đường phát triển

MML bắt đầu sản xuất và phân phối thịt mát ra thị trường từ cuối năm 2018. Họ đặt mục tiêu rất cao cho mảng mới của mình. Ví dụ: đạt 3% thị phần vào cuối năm 2020 và 10% thị phần thịt heo toàn quốc vào 2022.

Trong 5 năm tới, mảng thịt heo của họ sẽ đứng số 1 thị trường, doanh thu dự kiến đạt tăng trưởng kép (CAGR) 208% và chiếm 72% doanh thu thuần MML. Đồng thời sẽ vượt doanh thu mảng thức ăn chăn nuôi vào năm 2021.

MML sẽ đầu tư 17.000 tỷ đồng trong 5 năm tới để tăng nguồn cung lợn lên 25 lần (trang trại riêng + trang trại hợp tác). Và tăng gấp đôi công suất chế biến cũng như mở rộng số điểm bán hàng (POS) gấp 24 lần vào năm 2023.

Mot-goc-nha-may-san-xuat-thit-heo-tai-long-an-cua-mml
Một góc nhà máy sản xuất thịt heo tại Long An của MML

MML kỳ vọng đến năm 2022, các sản phẩm thịt có thương hiệu sẽ đóng góp 50% – 70% doanh thu của công ty. Khi người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang tiêu thụ sản phẩm thịt có thương hiệu, an toàn, truy xuất được nguồn gốc, vệ sinh và giá cả hợp lý, thay vì các sản phẩm thịt không rõ nguồn gốc như trước đây“, đại diện MML cho hay.

3. Xây dựng nhà máy sản xuất thịt mát chuẩn Châu Âu

Thực tế cho thấy, MML không hề viễn vông khi đưa ra mục tiêu nói trên. Kể từ khi ra mắt đến giờ, thịt mát của họ luôn được hoan nghênh trên thị trường, “cung luôn không đủ cầu”. Còn theo một khảo sát của Nielsen năm 2018, 97% người tiêu dùng đồng ý thịt mát MEATDeli tươi ngon. Trong năm đầu tiên chính thức gia nhập thị trường 2019, doanh số của MEATDeli vào khoảng 1.200 tỷ đồng, song chỉ trong nửa năm 2020, họ đã thu về gần bằng cả năm 2019 – với doanh số khoảng 1.055 tỷ đồng.

Day-chuyen-san-xuat-tu-dong-hoa-cung-nhan-cong-pha-loc-chi-tiet
Dây chuyền sản xuất tự động hóa cùng nhân công pha lóc chi tiết

Chính thức ra mắt tại Hà Nội vào tháng 12/2018 và TP. HCM vào tháng 9/2019, tính đến nay, MEATDeli đã có mặt tại hơn 1.700 điểm bán, bao gồm hệ thống siêu thị VinMart, cửa hàng VinMart+, chuỗi siêu thị CoopMart, Big C, các cửa hàng MEATDeli và các đại lý…

Nhưng để có thể mở rộng quy mô và khẳng định thương hiệu trên thị trường, MML đã quyết định xây dựng nhà máy theo tiêu chuẩn Châu Âu. Bởi việc tiêu thị thịt mát của người dân tại Việt Nam còn quá thấp.

Nhằm giúp khách hàng tin tưởng chất lượng sản phẩm cũng như độ uy tín về thương hiệu. MML quyết định phải xây dựng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu giúp khách hàng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.

4. Cuộc đua thú vị của Vissan và Masan trong các chuỗi siêu thị

Cả Vissan lẫn Masan đều cho rằng, họ không phải là đối thủ cạnh tranh của nhau trên thị trường thịt heo hay trong các chuỗi siêu thị, do Vissan sản xuất thịt heo ‘nóng’ trong khi MML sản xuất thịt heo mát. Về cơ bản, thịt heo ‘nóng’ là thịt heo được giết mổ và tiêu thụ trong ngày, còn thịt heo mát của MML có thời hạn sử dụng tới 9 ngày nhờ vào chế biến và bảo quản trong điều kiện mát.

Giam-doc-nghien-cuu-va-phat-trien-san-pham-nganh-thit
Giám Đốc nghiên cứu và phát triển sản phẩm ngành thịt

Trong Đại hội cổ đông năm 2020, bình luận về việc có hay không sự cạnh tranh giữa Vissan với Masan trong sản phẩm thịt mát, ông Nguyễn Phúc Khoa – Chủ tịch HĐQT Vissan, cho biết: “Đối với Vissan, doanh thu riêng mảng thịt tươi sống năm 2019 là 2.500 tỉ đồng, còn của Masan là 2.000 tỉ đồng, tính chung cả 2 đơn vị là 4.500 tỉ đồng. Đây là con số rất nhỏ so với quy mô thị trường 130.000 tỉ đồng.

Mặc dù Vissan chiếm thị phần rất lớn trong mảng thịt tươi sống nhưng chủ yếu là kênh bán hàng hiện đại còn kênh truyền thống hiện nay của công ty gần như chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Như vậy với việc khai thác được thịt mát ở kênh truyền thống như cách làm của Masan và của Vissan trong thời gian tới, thị trường hiện nay rất rộng mở nên không có lý do gì để Vissan và Masan cạnh tranh với nhau“.

                                                                                                                                                         Theo cafebiz.vn