Cửa cuốn là dòng cửa ráp bằng những lá thép, có tốc độ đóng mở 20s/hành trình. Sở hữu tính năng cách âm tốt, vận hành êm ái và có trọng lượng đủ để chống chịu mưa gió, thường được lựa chọn lắp đặt bên ngoài kho xưởng hoặc khu vực cửa chính nơi có mật độ lưu thông và cần kiểm soát an ninh.

Vậy dòng cửa cuốn được cấu tạo từ những bộ phận nào? Cách thức hoạt động và lắp đặt ra sao? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc.

Cửa cuốn được tạo ra như nào?


Cửa cuốn đang dần có mặt tại các khu công nghiệp và nhà ở dân dụng trong và ngoài nước để thay thế dần những cửa xếp cũ kỹ. Thực tế, để sản xuất ra dòng cửa này, đòi hỏi đơn vị sản xuất phải có đầy đủ các nguyên liệu, hệ thống máy móc hiện đại. Dưới đây là các bước sản xuất cửa cuốn tiêu chuẩn:

Bước 1: Những miếng nhôm hoặc thép sẽ được cán ra thành từng cuộn tròn từ những nhà máy chuyên sản xuất nhôm và thép.

Cuộn nhôm màu bạc được để lên kệ
Những miếng thép cán mỏng sau khi bỏ vào máy được nắn thành những nan cửa

Bước 2: Cuộn nhôm/thép sẽ được bỏ vào máy tạo hình để cắt và uốn nắn thành nhũng miếng nan cửa.

miếng nan nhôm cửa được tạo ra từ máy cán
Sau khi cán ra, các nan cửa sẽ được cắt theo độ dài yêu cầu

Bước 3: Sau khi những miếng nan được tạo ra thì tùy vào bản thiết kế theo yêu cầu của khách hàng, ta sẽ đưa số lượng nan vào một cái máy định hình. Những chiếc nan này sẽ được nối với nhau vào theo từng khớp, chiếc máy sẽ bóp các khớp nối lại giúp cho các nan không gặp trường hợp bị rớt ra ngoài khi có gió thổi. Tùy vào từng nhà sản xuất sẽ có những thiết kế riêng về các khớp nối.

các miếng nan nhôm đang được bắt vít để nối lại với nhau
Các nan cửa được nối với bằng các khớp nối chắc chắn

Bước 4: Làm thanh nan cuối để cố định các miếng nan còn lại để đi theo đúng đường ray. Thanh nan này sẽ dài hơn so với các nan khác để cố định không bị trượt ra ngoài dưới bất kỳ trường hợp nào. Một mặt thanh nan sẽ phẳng để tiếp nối với bề mặt đất

Thanh nan cuối của cửa cuốn
Thanh nan cuối có kết cấu khác với các nan khác

Bước 5: Thanh cuốn là ống tuýp nhôm/thép sẽ được cắt ra với độ dài hơn nan cửa vài cm hoặc tùy theo thiết kế của bản vẽ. 2 đầu thanh cuốn sẽ được hàn với 2 bản chốt, bản chốt này được nối với motor cửa cuốn. Bản chốt này phần tròn ở giữa có thể xoay được để quay thanh cuốn. Trên bản có một cơ chế an toàn là phanh tự động, dùng để dừng thanh cuốn không tự động quay khi mất điện. Ở giữa sẽ có một cái lỗ hình chữ nhật. Tránh trường hợp cửa cuốn sập xuống với tốc độ cao, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người đi qua.

bản chốt cố định với thanh cuốn của cửa cuốn
Trước khi lắp thanh cuốn ta cần phải kiểm tra vòng quay có mượt không

Bước 6: Làm hộp chứa cửa cuốn và thanh cuốn. hộp chứa cửa cuốn thường sẽ cắt vuông/chữ nhật, 2 bên sẽ được bắt vít với 2 bản chốt để cố định thanh cuốn. Diện tích của hộp cuốn sẽ phải đủ lớn để chứa được hết cửa khi quấn vào.

thanh ray cửa được nối trực tiếp vào hộp đựng cửa cuốn
Ta phải đo đạc chỗ lắp ốc của thanh cuốn và khoan lỗ cho phù hợp

Bước 7: Làm thanh ray. Thanh ray là thép/nhôm sau khi được cắt từ cuộn ra rồi nắn thành hình chữ nhật hở một bên như chữ C. Độ sâu của thanh ray sẽ đủ dài để có thể luồn thanh nan cuối vào với đoạn đầu được thiết kế theo hình phễu để hướng cửa không đi trật ray. Thanh ray thiết kế tuy nhìn khá đơn giản nhưng cố định các nan nhôm không bị ngoại lực tác động và đáp ứng đủ an ninh an toàn.

thanh ray cửa cuốn với phần đầu được làm theo hình phễu
Thanh ray chỗ tiếp nối với thanh cuốn đầu sẽ tòe ra để cho cửa cuốn tra vào dễ dàng hơn

Bước 8: Bộ phận cuối cùng là mô tơ cửa cuốn. Đây là trái tim của và là bộ phận quan trọng nhất của cửa cuốn, cấu tạo của nó rất là phức tạp nên sẽ không được đề cập đến trong bài viết này. Motor sẽ có 1 thanh nối trực tiếp vào bản chốt để có thể xoay thanh cuốn.

Cấu tạo cửa cuốn


Như trên đã nói, cửa cuốn nan nhôm hoặc thép được sản xuất có những thành phần chính:

  • Nan cửa cuốn.
  • Motor cửa cuốn.
  • Bình lưu điện.
  • Bộ truyền mặt bích.
  • Bộ điều khiển.

Cũng tùy thuộc vào nguyên vật liệu, công năng và thiết kế, chúng sẽ có giá thành khác nhau. Ví dụ: cửa cuốn nhôm giá sẽ cao hơn so với cửa cuốn thép, cửa cuốn có thể điều khiển từ xa cũng sẽ đắt hơn cửa cuốn điều khiển bằng remote nối liền với mô tơ.

Tham khảo thêm các loại cửa cuốn

sơ đồ các bộ phận cửa cuốn
Sơ đồ cấu tạo cửa cuốn thép

Vai trò của từng phụ kiện cửa cuốn


Nan cửa cuốn

Nan cửa là một bộ phận vô cùng quan trọng trong hệ thống cửa cuốn. Nan cửa cuốn có độ dày mỏng tùy theo yêu cầu của khách hàng. Thông thường các loại cửa được sản xuất sẵn sẽ làm theo kích thước tiêu chuẩn, tuy nhiên bạn cần lưu ý một số nơi có vị trí địa lý khác nhau sẽ dùng các loại cửa có kích thước dày mỏng riêng biệt. Ví dụ ở ngoài Bắc các nan cửa cuốn tốt nhất nên có các miếng xốp cách nhiệt ở trong nan để giảm thiểu tình trạng dẫn nhiệt, do khí hậu miền Bắc có mùa hè rất nóng và mùa đông rất lạnh. Đối với miền Trung thì sẽ ưu tiên sử dụng cửa cuốn thép có độ dày cao để chống lại mưa bão hằng năm.

Mô tơ cửa cuốn

Motor bao gồm 4 phần chính:

  • Bộ khởi động: Có tác dụng điều khiển hoạt động động của motor.
  • Cuộn hút: Đóng vai trò như phanh hãm làm cửa cuốn không thể tự di chuyển xuống được.
  • Động cơ: Motor là bộ phận chuyển động của cửa cuốn, có khả năng quay cùng chiều hoặc ngược chiều kim đồng hồ giúp cửa cuốn kéo lên hoặc xuống dễ dàng.
  • Công tắc hành trình: Khi cửa cuốn đi lên tới đỉnh hoặc xuống vị trí thấp nhất thì công tắc hành trình sẽ có vai trò tự động ngắt điện để động cơ không tiếp tục quay được nữa.

Bình lưu điện cửa cuốn

Bộ lưu điện Naviflex màu xám
Bộ lưu điện Naviflex được sản xuất tại Việt Nam

Đóng vai trò như nguồn điện dự phòng khi mất điện. Khi có điện thì bình lưu điện sẽ kết nối trực tiếp đến lưới điện với hệ thống cửa cuốn, lúc này cửa cuốn đang ở trạng thái chờ.

Khi mất điện, bộ lưu điện cửa cuốn sẽ chuyển sang cung cấp điện cho các hệ thống của cửa nhờ nguồn điện năng được tích trữ ở ắc quy của lưu điện.

Sau khi có điện, lưu điện sẽ kết nối trực tiếp hệ thống cửa cuốn với điện lưới rồi chuyển sang chế độ sạc điện cho ắc quy.

Bộ truyền động mặt bích

Đây là hệ thống bánh răng giúp kết nối truyền động giữa motor của cuốn và trục cửa. Ngoài ra bộ truyền động mặt bích còn đóng vai trò cố định motor và trục cửa cuốn.

Hệ thống điều khiển

Giúp cửa cuốn hoạt động đi lên, đi xuống. Hệ thống này bao gồm bộ điều khiển cửa (bộ nhận tín hiệu + tay điều khiển) và tay bấm tường.

  • Bộ điều khiển: Dùng để điều khiển cửa cuốn từ xa, không có dây thông qua tay điều khiển cửa cuốn.
  • Tay bấm thường hỗ trợ điều khiển cửa cuốn thông qua đường dây điện.

Tham khảo thêm bài viết cửa cuốn bị kẹt

Cách lắp cửa cuốn


Trên thị trường có rất nhiều thợ lắp đặt cửa cuốn tấm liền chuyên nghiệp, tận tình. Nhưng để quá trình vận hành diễn ra an toàn, hạn chế rủi ro bạn cần sự can thiệp từ kỹ thuật viên lắp đặt của đơn vị cung cấp. Bởi họ là những người trực tiếp nắm bắt rõ những thông tin về sản phẩm cũng như cách lắp đặt.

Để giúp quý doanh nghiệp, khách hàng dễ dàng hình dung, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn một số bước lắp đặt cửa cơ bản như sau:

Khảo sát vị trí lắp đặt

Trước khi lắp đặt, đội ngũ kỹ thuật cần khảo sát khu vực lắp đặt cửa và đo đạc các thông số kỹ thuật. Sau đó chú ý đến các chi tiết như vị trí lắp ray, giá đỡ và đưa ra giải pháp phù hợp. Việc làm này giúp tiết kiệm chi phí và thời gian cho việc thay thế, chỉnh sửa nếu ray quá ngắn hoặc quá dài… Đảm bảo rằng tất cả các phụ kiện về nguồn điện, ổ cắm… đã có sẵn để hỗ trợ công tác lắp đặt.

Ngoài ra, kỹ thuật viên cần phải đọc hiểu được bản vẽ và đây là các thông số cơ bản thiết yếu:

  • Chiều cao của cửa (H) tính từ điểm 0,00 đến điểm cao nhất.
  • Chiều rộng phủ bì (W) tính từ khoảng cách giữa hai đáy ray.
  • Chiều rộng thông thủy (Wtt) khoảng cách giữa 2 mép trong của ray.
  • Vị trí lô cuốn: Xác định được lô cuốn trong và ngoài.

Các bước lắp đặt cửa

Bước 1: Lắp ray cửa và giá đỡ

  • Ray cửa:
  • Chiều dài của ray phải lớn hơn hoặc bằng chiều dài cửa khoảng 20cm. Tất nhiên sẽ không tính phần chôn xuống nền nhà.
  • Ray phải được cắt, xẻ rảnh và bắt tai hãm.
  • Bẻ cong phần ray, sau đó canh chỉnh nằm cùng hướng với lô cuốn 20 – 25cm. Còn phần bẻ cong thì giữ lại 3 – 5 cm.
  • Tai hãm phải bắt chặt vào ray trước khi lắp vào tường. Vị trí lắp phải cách thân lô cuốn tối thiểu 10cm. Trường hợp cửa quá cao thì phải bắt tai hãm cách xa lô cuốn càng xa càng tốt. Tai hãm cần bắt vào mặt ray phía trong của công trình, cố định tai hãm chặt vào thân ray với 2 ốc vít.
  • Nếu tường xây bằng gạch lỗ thì không nên lắp giá đỡ vì sẽ không an toàn. Cụ thể:
  • Dùng nhiều vít nở hoặc chân bật bằng sắt đóng chặt vào tường. Tuyệt đối không lôi các vít này ra khỏi mặt trong của đáy ray.
  • Nên kiểm tra thử ray đã được lắp thẳng đứng hay chưa.
  • Dùng lực tay lắc mạnh xem nó có bị rung lắc hay không? Khoảng cách giữa các điểm gia cố trên ray là 50 – 60 cm.
  • Kiểm tra hai cạnh của thanh ray thử có nằm trên một đường thẳng chưa.
  • Lắp giá đỡ:
  • Mặt trên giá đỡ phải cách trần nhà 25cm, cách điểm bẻ cong của ray 18 – 25 cm.
  • Khoảng cách từ mặt trong giá đỡ đến đáy ray tối đa 1cm.
  • Mặt trên của 2 giá đỡ phải cao bằng nhau, nên kiểm tra bằng nivo nước.
  • Phần nằm ngang của giá đỡ vuông góc với mặt phẳng tấm cửa.
  • Gia cố 4 – 6 lỗ trên giá đỡ.
  • Cuối cùng đo đạc kích thước và đặt cửa.

Bước 2: Lắp cửa

Thực hiện các bước lắp đặt như sau:

  • Lắp bộ dây rút trên động cơ.
  • Lắp bộ gối đỡ.
  • Nâng cửa lên và đặt trục cửa lên 2 giá đỡ.
  • Cân chỉnh và căng lò xo.
  • Chỉnh xem cửa hoạt động lên xuống xem ổn định không.

Bước 3: Nghiệm thu công trình

Sau khi xong hai bước trên, việc của bạn là khởi động cửa trước sự chứng kiến của khách hàng và tiến hành nghiệm thu.

Địa chỉ mua cửa cuốn uy tín

uu-diem-noi-bat-cua-cua-cuon-nhanh-kim-loai
Ưu điểm nổi bật của cửa cuốn kim loại

Hiện nay khi nhắc đến dòng cửa cuốn tấm liền, chắc hẳn mọi người sẽ không mấy xa lạ. Thế nhưng nhiều khách hàng không quan tâm đến chất lượng chỉ chú ý đến giá cả. Tất nhiên giá thấp sẽ tối ưu được mức chi phí đầu tư cho doanh nghiệp nhưng chắc chắn chất lượng sẽ không thể hoàn hảo như bạn mong muốn.

Đặc biệt mua cửa cuốn tấm liền từ các đơn vị nhập khẩu bạn sẽ không nhận được dịch vụ bảo trì nhanh chóng. Bởi phụ kiện không có sẵn, mất nhiều thời gian cho việc chờ đợi, gián đoạn tiến độ công trình. Tìm nhà máy sran xuất cửa cuốn tấm liền tại Việt Nam không khó, đã có Sài Gòn Nam Phát hỗ trợ bạn.

Nhà máy trực tiếp sản xuất

Sài Gòn Nam Phát được biết đến là đơn vị chuyên tư vấn, thiết kế, cung cấp giải pháp và sản xuất cửa cuốn kim loại theo yêu cầu. Sở hữu nhà máy sản xuất lên đến 5.000 m2 với máy móc, công nghệ hiện đại cùng đội ngũ sản xuất kinh nghiệm cam kết mang đến kịp thời sản lượng với chất lượng đạt tiêu chuẩn công nghệ Châu Âu.

Giá cạnh tranh trên thị trường

Sài Gòn Nam Phát tự hào là đơn vị trực tiếp sản xuất mà không qua bất kỳ trung gian nào nên mức giá lúc nào cũng tối ưu trên thị trường. Đặc biệt, cửa cuốn kim loại tấm liền tại đây luôn được đề cao yếu tố chất lượng hơn giá cả. Khi mua doanh nghiệp bạn sẽ tiết kiệm được không ít chi phí cùng với bảng báo giá chi tiết giúp khách hàng có thể dễ dàng tham khảo với nhiều đơn vị khác nhau và đưa ra quyết định lựa chọn.

Chính sách hậu mãi tối ưu

Nếu bạn băn khoăn chưa biết lựa chọn dòng cửa cuốn tấm liền nào cho phù hợp thì đừng quá lo lắng. Đến với Sài Gòn Nam Phát quý khách sẽ được đội ngũ nhân viên tư vấn tận tâm, chăm sóc tận tình để có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất. Ngoài ra, đơn vị còn khảo sát miễn phí và lắp đặt chuyên nghiệp cho các quý khách hàng thông qua đội ngũ kỹ thuật viên nhiều năm kinh nghiệm tại đây. Chính sách bảo hành, bảo trì định kỳ kịp thời an toàn và hiệu quả.

Sài Gòn Nam Phát hiện đang là thương hiệu sản xuất và cung cấp cửa cuốn tấm liền hàng đầu tại Việt Nam chắc chắn sẽ đem đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng và giá thành tối ưu. Hy vọng với những chia sẻ nêu trên mọi người sẽ có được câu trả lời về cấu tạo và cách thức hoạt động của cửa cuốn? Hãy đến ngay Sài Gòn Nam Phát chắc chắn mọi người sẽ hoàn toàn hài lòng về sản phẩm.

Tham khảo các dự án đã sử dụng sản phẩm Sài Gòn Nam Phát: https://saigonnamphat.vn/du-an/