Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam trong năm 2020 có thể vượt Singapore và Malaysia và cao thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á.
Nội dung chính:
Toggle1. Nguyên Nhân Sự Tăng Trưởng GDP Trong Đại Dịch
Theo chuyên gia, sự tăng đột biến về quy mô GDP trong báo cáo do IMF công bố là do điều chỉnh của phương pháp tính toán và sự ghi nhận lại quy mô của nền kinh tế Việt Nam.- GDP bình quân đầu người của Việt Nam được IMF dự báo sẽ đạt gần 3.500 USD/người
- Sau khi IMF công bố báo cáo, một số chuyên gia cũng đã lên tiếng cho rằng việc tổ chức này sử dụng số liệu sau đánh giá lại để tính toán GDP Việt Nam là điều bình thường.
- Việt Nam là một trong số ít quốc gia được IMF dự báo tăng trưởng dương với mức 1,6% trong năm nay và 6,7% trong năm 2021.
- Còn lại ở khu vực Đông Nam Á, hàng loạt các quốc gia được dự báo tăng trưởng âm như: Thái Lan (-7,1%), Malaysia (-6%), Philippines (-8,3), Indonesia (-1,5%) và Singapore (-6%).
- GDP của Việt Nam trong năm 2020 có thể đạt hơn 340 tỷ USD, vượt cả Singapore (337 tỷ USD) và Philippines (367 tỷ USD).
- GDP bình quân đầu người của Việt Nam được IMF dự báo sẽ đạt 3.497,51 USD (gần 3.500 USD/người), vượt mức GDP bình quân đầu người của Philippines (3.372 USD).
- GDP bình quân đầu người của Việt Nam như vậy sẽ đạt vị trí thứ 6 trên 10 quốc gia (vượt trên một bậc và thay thế vào vị trí của Philippines).
2. Những Nhận Định Cơ Bản Của Chuyên Gia Kinh Tế Về Sự Tăng Trưởng GDP
“Những thông tin như GDP Việt Nam năm 2020 vượt Singapore hay Malaysia cũng cần được đón nhận một cách bình tĩnh hơn. Cũng cần phải đặt các thông tin này bên cạnh một loạt các chỉ số khác như vào cuối năm 2020, GDP bình quân của Singapore được dự báo sẽ đạt mức 58.483 USD/người hay Malaysia đạt mức 10.192 USD/người”, ông Bình nhấn mạnh. Với tương quan như vậy, theo ông Bình, GDP bình quân đầu người của Việt Nam chúng ta mới chỉ bằng 1/17 của Singapore và 1/3 của Malaysia. Bên cạnh đó chưa kể đến việc hai quốc gia này liên tục được xếp hạng trong nhóm dẫn đầu trên bảng xếp hạng về môi trường kinh doanh của WB hay năng lực cạnh tranh quốc gia của WEF. “Những nỗ lực không mệt mỏi của Việt Nam đã khẳng định vị thế kinh tế ngày một lớn hơn của chúng ta trong khu vực. Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận thực trạng để có những chiến lược đúng và các hành động bền bỉ để Việt Nam vượt qua ngưỡng quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế xã hội giai đoạn tới và thực hiện thành công tầm nhìn đến năm 2045”, ông Lê Duy Bình cho biết. Sau khi IMF công bố báo cáo, một số chuyên gia cũng đã lên tiếng cho rằng, việc tổ chức này sử dụng số liệu sau đánh giá lại để tính toán GDP Việt Nam là điều bình thường, bởi trước đó IMF cũng chính là đơn vị hỗ trợ Tổng cục Thống kê trong việc đánh giá lại nền kinh tế. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng, GDP và các chỉ số tính toán dựa trên GDP chỉ là một trong rất nhiều tiêu chuẩn để đánh giá tính hấp dẫn của một quốc gia trên phương diện môi trường đầu tư. Thậm chí, sự đột phá không thể đơn thuần chỉ tính bằng quy mô GDP.3. Dự Báo Về Kinh Tế Việt Nam Trước Sự Tăng Trưởng GDP Khá Mạnh Mẽ
Theo báo cáo của IMF, mặc dù đại dịch Covid-19 gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ cuộc đại suy thoái năm 1930, GDP của thế giới sẽ chỉ giảm 4,4% trong năm nay. IMF cũng nhận định Trung Quốc, quốc gia đầu tiên bùng phát dịch Covid-19, sẽ là nền kinh tế lớn duy nhất của thế giới có thể tăng trưởng trong năm nay, với dự báo mức tăng GDP 1,9%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 6,1% năm 2019, song có thể bứt phá với mức tăng trưởng lên tới 8,2% trong năm 2021. Cũng theo IMF, triển vọng kinh tế năm 2020 có cải thiện ở hầu hết các nền kinh tế phát triển và mới nổi, bao gồm Mỹ, châu Âu, Brazil và Nga. Sang năm 2021, HSBC dự báo Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi trên toàn cầu và thu hút được dòng vốn FDI. HSBC kỳ vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2021 sẽ đạt mức 8,1% (dự báo trước đây 8,5%). Trong Báo cáo triển vọng toàn cầu quý IV/2020 của Ngân hàng UOB (Singapore), UOB dự báo mức tăng GDP của Việt Nam vào quý IV/2020 là 4%, thấp hơn các mức dự báo trước đó. Điều này sẽ khiến dự báo tăng trưởng của cả năm 2020 là 2,8% nhưng sẽ đạt tới 7,1% vào năm 2021. Các ngân hàng đều đánh giá cao những nỗ lực khống chế dịch bệnh một cách chủ động của Chính phủ Việt Nam. Tuy đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 lần 2 vào cuối tháng 7 đã làm đình trệ mục tiêu phục hồi sớm của Việt Nam nhưng với kết quả chống dịch lần 2, các ngân hàng vẫn đưa ra dự báo tăng trưởng khả quan đối với Việt Nam trong năm 2020.Theo Báo Dân Trí