Cửa cuốn trượt trần hay còn được gọi với cái tên phổ biến là overhead door đây là dòng cửa hiện đại có xuất xứ từ các nước Châu Âu hiện đang được khách hàng công nghiệp ưu ái lựa chọn tại nhà máy sản xuất, kho logistic, gara ô tô… nơi cần hệ thống cửa chính đóng mở linh hoạt, kháng gió tốt và chống chịu dưới mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Tuy nhiên việc cửa cuốn hư hỏng gây rủi ro và tiêu tốn nhiều thời gian trong quá trình sử dụng là điều khó có thể tránh khỏi. Và bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn một số thông tin hữu ích về cách nhận biết cửa trượt trần bị lỗi cần sửa chữa hoặc thay mới. Cùng tham khảo nhé!
Nguyên lý hoạt động cửa trượt trần
Cửa trượt trần được biết đến là giải pháp tối ưu cho không gian trần thấp hoặc không gian hạn chế. Với cơ chế trượt dọc, trượt vuông góc hoặc trượt ngang không sử dụng lô cuốn như các dòng cửa truyền thống khác nên nó không ảnh hưởng đến diện tích lối ra vào của khu vực lắp đặt.
Trước khi đi vào nguyên lý hoạt động của cửa cuốn trượt trần chúng tôi sẽ liệt kê nhanh một số bộ phận chính để cấu thành sản phẩm này:
- Thân cửa: Khung cánh cửa được ghép lại từ các đoạn panel với độ dày khoảng 40mm. Bên ngoài phần cánh cửa sử dụng những tấm panel làm bằng thép mạ màu. Bên trong cánh là lớp form có tác dụng cách âm, cách nhiệt, chống va đập. Đồng thời để cửa vận hành tốt, hạn chế hư hỏng sẽ sử dụng thêm các ray dẫn hướng. Đối với các dòng cửa chống bão sẽ có các thanh nẹp chạy ngang khung cửa tạo độ kháng lực, chống gió tốt.
- Ray dẫn hướng: Được làm bằng hợp kim nhôm, cấu tạo có rãnh ở giữa kết hợp với chất liệu cao su hạn chế tối đa tình trạng mài mòn khi cửa hoạt động. Đảm bảo an toàn cho người dùng nếu nan cửa bị lỗi hay bánh răng hỏng thì bộ phận này sẽ giúp cho trục lăn không để cửa trượt xuống.
- Thanh đáy cửa: Bề mặt đáy cửa sẽ được thiết kế 2 thanh kim loại với chức năng làm kín bề mặt của cửa khi đóng và kích thước của thanh đáy sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào kích thước của hệ cửa.
- Động cơ: Cửa trượt trần được trang bị 1 động cơ motor kèm 2 thiết bị điều khiển cầm tay (remote). Ngoài ra, cửa còn có cảm biến lực, bộ phận này giúp cửa trượt tự dừng hoặc đảo chiều khi gặp vật cản.
Ngoài 4 bộ phận chính trên thì cửa cuốn trượt trần còn có hệ thống lò xo trợ lực được làm bằng thép bền bỉ, giúp tăng độ mượt. Hệ thống trục lăn các bánh xe để cửa vận hành êm ái.
Sau khi sơ lược qua cấu tạo của cửa trượt trần overhead door, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu được cửa trượt trần được thiết kế như thế nào? Và dưới đây sẽ là nguyên lý hoạt động của chúng:
- Cửa cuốn trượt trần hoạt động thông qua hộp điều khiển. Khi người vận hành ấn nút khởi động cửa, nguồn điện sẽ được kích hoạt tác động trực tiếp đến ray trượt, lúc này các nan cửa sẽ bắt đầu trượt theo ray tùy theo kết cấu ray trượt (vuông, xiên hoặc đứng) thông qua sự hỗ trợ của con lăn.
- Khi cửa đi hết chu trình bạn đã có thể tiến hành quá trình lưu thông, xuất nhập hàng hóa ra vào kho. Sau khi hoàn thành công việc, người vận hành cũng chỉ ấn nút là cửa sẽ trượt lại theo ray về vị trí ban đầu đến khi dừng hẳn. Tuy nhiên khi đóng cửa bạn cần quan sát trước sau và xung quanh để hạn chế va chạm gây rủi ro trong quá trình đóng.
Ngoài việc vận hành cửa thông qua nút điều khiển thì cửa trượt trần vẫn được trang bị hệ thống vận hành cơ như dây kéo và cần kéo xích được sử dụng khi mất điện và bạn phải sử dụng bằng tay. Chính vì vậy, trong quá trình sử dụng nên thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng và tốt nhất là nên sắm một bộ lưu điện để đề phòng.
Các dấu hiệu cửa trượt trần sắp bị hỏng
Cửa trượt trần vận hành với tần suất càng cao, trọng tải càng lớn thì motor càng nhanh khô dầu, dễ bị đứt xích, vỡ vòng… và rất nhiều lỗi có thể xảy ra. Và để giúp bạn dễ dàng nhận biết các trường hợp cửa cần thay hoặc sửa chữa, chúng tôi sẽ đưa ra một số lỗi hay gặp như sau:
Nguyên nhân thường diễn ra khi cửa trượt trần hoạt động rung lắc và phát tiếng ồn lớn thì chắc chắn cửa đang bị lỏng, các nan cửa không còn khít như ban đầu. Thông thường nếu bạn ở khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của khí hậu khắc nghiệt hoặc thiên tai thì việc các nan cửa bị bung do chống chịu lực gió. Chưa kể, khi hoạt hoạt động với tần suất cao, vượt quá quy định trong một ngày, các chỗ nối của nan cửa sẽ dần bị mài mòn và tạo ra hiện tượng lỏng lẻo gây nhiều rủi ro khi vận hành. Ngoài ra, sử dụng một thời gian lâu chỗ nối các nan cửa bị giãn nở, tạo ra những vết nứt ở lớp sơn khiến cho không khí tấn công trực tiếp vào gây ra hiện tượng rỉ sét nên cần phải tra dầu vào để các khớp hoạt động trơn tru hơn. Bạn cần ngưng sử dụng và nhờ đội ngũ kỹ thuật có kinh nghiệm bảo trì.
Trong quá trình vận hành cửa nếu bạn thấy cửa cuốn phát ra tiếng kêu bất thường đặc biệt là tiếng ken két khó chịu thì khả năng cao một số bộ phận trên cửa cuốn trượt trần đang có vấn đề. Và có thể là do một số nguyên nhân dưới đây.
- Điểm tiếp xúc giữa ray cửa và lá cửa đang bị khô dầu. Lúc này bạn cần kiểm tra và tra dầu các khớp nối và thử vận hành lại.
- Trường hợp thứ hai là ray cửa hoặc nan cửa cuốn đang bị cong vênh hoặc lệch nghiêng sang một bên điều này khiến cửa vận hành lên xuống không đều và phát ra tiếng ồn. Nếu để tình trạng này diễn ra lâu ngày thì cửa sẽ không di chuyển được và dừng hẳn.
- Trường hợp thứ 3, động cơ lắp đặt không phù hợp với tải trọng cửa, do đó sử dụng trong thời gian ngắn động cơ quá tải sẽ phát ra tiếng ồn lớn.
Vì vậy hãy thường xuyên kiểm tra và bảo trì để xử lý kịp thời, tra dầu thường xuyên để cửa vận hành êm ái hơn. Nếu chưa có công suất phù hợp hãy thay mới và tốt nhất khi chọn mua và lắp đặt bạn cần phải đảm bảo lắp động cơ hợp chuẩn. Không nên tiết kiệm chi phí và lựa chọn động cơ thấp dẫn đến cửa cuốn trượt trần bị hư hỏng và tốn nhiều chi phí bảo trì.
Dấu hiệu thứ 3 mà nhiều người thường gặp phải đó là tình trạng nhấn nút điều khiển nhiều lần cửa mới có thể đi vào hoạt động gây mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến tiến độ. Nó bắt nguồn từ việc nguồn cấp điện bị lỗi hoặc bản mạch có vấn đề.
Cửa cuốn trượt trần hoạt động bằng điện được nối với nguồn, nếu cửa không vận hành tức thời sau khi khởi động thì có thể nguồn điện đã bị ngắt, dây nối bị đứt hoặc do mạch điện bị ẩm ướt nên hộp điều khiển nhận tín hiệu bị chập chờn. Hãy đảm bảo rằng mạch điều khiển được bảo vệ tốt để giảm thiểu việc xảy ra va đập mạnh dẫn đến đứt mạch.
Thông thường khi cửa trượt trần Overhead door được lắp đặt thì các thanh ray cửa sẽ áp vào tường và được liên kết bởi các khớp nối. Nếu bạn thấy cửa vận hành bị rung lắc khả năng cao khớp nối bị lỏng ốc/vít hoặc mất kẹp nhựa định vị nan cửa. Nếu để lâu không chỉ dừng lại ở tình trạng rung lắc mà cửa sẽ bị nghiêng và ngã đổ gây nguy hiểm cho người lưu thông qua lại. Và lưu ý hãy tiến hành kiểm tra tổng thể cửa từ nan cửa, ray dẫn hướng và kể cả bánh xe phụ trợ để sửa chữa kịp thời.
Thực tế, một trong những lỗi mà khách hàng hay gặp phải và băn khoăn nhất là lỗi nan cửa bị cong vênh và có vết nứt. Vấn đề nằm ở việc không hề xảy ra tình trạng va chạm giữa cửa trượt trần và xe nâng hay xe tải nhưng lại xuất hiện rất nhiều vết nứt.
Bạn cần xem xét lại dòng cửa của bạn có đáp ứng được khí hậu thời tiết và môi trường sử dụng của bạn hay chưa? Bởi đối với những khu vực miền Trung, khí hậu cực kỳ khắc nghiệt, gió bão diễn ra thường xuyên. Nếu bạn chỉ sử dụng cửa cuốn trượt trần thông thường thì các nan cửa sẽ không thể chống chịu được lực gió lớn và giảm tuổi thọ. Bạn sử dụng trong thời gian dài các nan cửa sẽ bị cong vênh, xô lệch và hình thành nhiều vết nứt.
Trường hợp thứ 2 là miếng kim loại nan cửa được làm từ chất liệu được pha nhiều tạp chất dẫn đến tình trạng dễ bị giòn và một số loại cửa trượt trần giá rẻ độ dày bé, kèm với khí hậu của Việt Nam thường thay đổi thất thường dẫn đến tình hình co giãn liên tục. Đó chính là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nứt nan cửa mà không cần đến va đập.
Chính vì vậy trước khi đầu tư cửa cuốn trượt trần, bạn cần đưa rõ yêu cầu với bên cung cấp để được tư vấn dòng cửa phù hợp. Bởi hiện nay tại Sài Gòn Nam Phát đã có dòng cửa cuốn trượt trần chống bão, chuyên sử dụng cho khu vực thời tiết có bão, lũ. Khác với cửa trượt trần thông thường, khung nan cửa cuốn sẽ có các thanh nẹp chữ U chạy ngang để tăng độ kháng lực, hiệu suất chống gió lên đến 750Pa. Bạn có thể cân nhắc và chọn mua để đảm bảo an toàn và tiết kiệm tối đa chi phí bảo trì, sửa chữa nhé!
Chỗ mua phụ kiện cửa trượt trần uy tín
Hiện nay trên thị trường đang có rất nhiều đơn vị, công ty chuyên phân phối cửa cuốn trượt trần tuy nhiên để tìm kiếm đơn vị trực tiếp sản xuất cửa lại không hề dễ. Tuy nhiên, Sài Gòn Nam Phát đi đầu tại Việt Nam trong việc tư vấn, thiết kế và sản xuất cửa cuốn trượt trần Overhead door theo yêu cầu của từng đối tượng khách hàng.
Với lợi thế có nhà máy sản xuất riêng lên đến 5000 m2 cùng nhiều máy móc, thiết bị hiện đại như robot hàn, máy chấn, máy cắt, hệ thống dây chuyền sơn tĩnh điện… Cùng đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên chuyên môn cao mà cửa cuốn trượt trần Sài Gòn Nam Phát đã dần góp mặt tại các công trình/dự án lớn trong và ngoài nước.
Là công ty sản xuất nên tất cả phụ kiện của cửa trượt trần luôn luôn có sẵn, đội ngũ thi công lắp đặt sẵn sàng có mặt tận nơi để hỗ trợ sửa chữa và bảo trì khi việc sử dụng cửa gặp sự cố. Cam kết hỗ trợ tận tình, đáp ứng kịp thời tiến độ nếu còn trong thời gian bảo hành việc sửa chữa cửa sẽ không hề mất phí. Khác hoàn toàn với cửa nhập khẩu, bạn sẽ phải chờ đợi phụ kiện nhập về nước, mất lượng lớn thời gian và thuê đội ngũ thi công bên ngoài với chi phí khá đắc đỏ, nên bạn cần cân nhắc trước khi đầu tư.
Đến với Sài Gòn Nam Phát ngoài việc nhận cửa trượt trần chất lượng, đạt chuẩn Châu Âu, bạn còn nhận được dịch vụ chăm sóc khách hàng “trước, trong và sau bán” tận tâm. Hỗ trợ khảo sát, vận chuyển và lắp đặt tận nơi giúp bạn yên tâm khi sử dụng.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về việc nhận biết cửa trượt trần cần thay và sửa chữa. Hy vọng sau khi tham khảo xong bài viết này bạn sẽ có cho mình nhiều thông tin bổ ích cho quá trình sửa chữa và chọn mua phụ kiện thay thế. Nếu có bất kỳ vấn đề thắc mắc trong quá trình sử dụng hoặc gặp các lỗi cửa cần xử lý quý khách chỉ cần gọi ngay Hotline (+84) 938 828 242 đội ngũ chuyên viên tư vấn sẽ có mặt và giải đáp, hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.