Tìm hiểu về loading dock và thiết bị nâng hạ đi cùng


Nhiều chủ doanh nghiệp, nhà thầu vẫn chưa hiểu rõ hệ thống Loading dock là gì? Thực tế, từ các cơ sở chế biến thực phẩm, kho lạnh đến kho phân phối và hậu cần, dược phẩm và các cơ sở công nghiệp,… không ngừng tìm cách để làm cho hoạt động tại nơi làm việc trở nên an toàn, hiệu quả và đạt năng suất hơn. Một trong những nơi không ngừng được cải tiến và đầu tư đấy chính là Loading Dock vì đây là nơi ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động của kho xưởng. Nhắc đến hệ thống này không thể bỏ qua các thiết bị nâng hạ nhưng loại nào thì phù hợp với kho xưởng của bạn? Để hiểu rõ hơn về sản phẩm hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây.

Loading dock là gì?


bạt che cơ khí màu đen lắp ở nhà máy màu đỏ
Một loading dock hoàn thiện nhất là có dock house, dock leveler, bạt che và cửa cuốn trượt trần

Loading dock hay loading Bay là khu vực xuất/nhập hàng nơi dùng để vận chuyển hàng hóa từ nhà kho đến container và ngược lại.

Tại đây, cho phép các xe chở hàng, xe container đưa các nguyên vật liệu nhập vào kho và sau đó phân phối sản phẩm đã hoàn thành ra thị trường. Các hệ thống khác sẽ kết hợp xử lý việc nâng dỡ hàng hóa một cách nhanh chóng, hiệu quả và chính xác.

Việc thiết kế 1 hệ thống loading bay sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như yêu cầu kiến trúc, thẩm mỹ, công năng, tính toán hiệu quả kinh tế để lựa chọn kiểu dáng phù hợp. Các xe chở hàng, xe container chỉ cần di chuyển đúng vị trí các cửa của mình để tiếp nhận và thực hiện khâu vận chuyển.

Thông thường hệ thống Loading có thể được thiết kế với 3 dạng chính như: Loading Dock hoàn toàn nằm ngoài, hoặc nằm bên ngoài 1 phần và phần còn lại được nhà máy bao bọc. Dạng cuối cùng là Loading dock được bao bọc hoàn toàn.

+ Loading dock hoàn toàn nằm ngoài: là loại thường thấy nhất ở Việt Nam cũng như trên thế giới

+ Loading dock loại nửa phần ở trong: thường gặp những khu vực địa lý có mưa nhiều và lớn, mặc dù dùng các thiết bị như đệm che, bạt che vẫn không đủ

+ Loading dock loại được bao bọc hoàn toàn: dùng cho những sản phẩm cần có tính bảo mật cao như vũ khí, tiền/vàng,…

Đóng vai trò quan trọng trong hệ thống dây truyền tự động nâng cao hiệu quả làm việc, tiết kiệm thời gian, giảm thiểu nhân công, đảm bảo an toàn,… các thiết bị nâng hạ đã trở nên một phần không thể thiếu đối với Loading Dock. Các thiết bị đó bao gồm: sàn nâng dạng cơ, sàn nâng thủy lực, cầu dẫn container, bàn nâng thủy lực,…

Các loại thiết bị nâng hạ lắp ở Loading dock hiện có


Việc có một hệ thống xuất/nhập hoàn chỉnh sẽ giúp cho quy trình vận hành của doanh nghiệp được diễn ra nhanh chóng, an toàn, hiệu quả và tiết kiệm về thời gian cũng như chi phí cho doanh nghiệp. Để tạo được một Loading dock linh hoạt thì thiết bị vận hành vô cùng quan trọng đây là chìa khóa trong việc xử lý hàng hóa hiệu quả và an toàn. Sau đây là những sản phẩm chính của một hệ thống loading cần có:

Sàn nâng dạng cơ – Mechanical Dock Leveler

Sàn nâng cơ khí màu xám
Dock leveler giúp cho việc vận chuyển hàng hóa ra vào thùng xe thuận tiện hơn

Dock Leveler cơ khí là kiểu phổ biến nhất và được vận hành trên nguyên lý cơ học có khả năng nối liền sàn kho và thân xe vận chuyển giúp cho xe nâng có thể ra vào container và bốc dỡ hàng hóa một cách dễ dàng. Với cách vận hành đơn giản, dùng lực kéo sợi dây xích gắn liền với hệ thống đẩy lò xo, mặt sàn sẽ được nâng lên sau đó lip sẽ được mở ra và có thể bắt đầu kết nối với thùng xe một cách dễ dàng.

Thông thường sàn này được lắp đặt tại các bến tàu, các công trình, kho xưởng cũ,… những nơi cách xa khu dân cư nên mạng lưới điện không được ổn định, ẩm ướt, hoặc một số cơ sở chưa tạo đường dây điện khi xây dựng hố Dock. Bởi sàn nâng cơ khí khi vận hành không cần sử dụng điện, tối ưu chi phí vận hành và hạn chế mọi rủi ro đáng tiếc xảy ra.

Nhất là với các nhà máy trực tiếp sản xuất các linh kiện điện tử hay kho hàng chứa nhiều vật liệu, hàng hóa dễ bắt lửa thì hoàn toàn có thể sử dụng thiết bị này để tránh tối đa tình trạng cháy nổ do nguồn điện.

Mặc dù Dock Leveler cơ khí có chi phí vận hành thấp, nhưng nó có thể tốn nhiều chi phí hơn trong việc bảo hành, bảo trì dài hạn trong quá trình sử dụng. Cũng như sự bất tiện phải tự dùng lực tay đóng lips lại sau khi hoàn thành việc xếp dỡ hàng.

Sàn nâng thủy lực – Hydraulic dock leveler

Dock leveler 1 xy lanh màu xanh dương
Navidock nhà sản xuất dock leveler theo yêu cầu

Giống như sàn nâng cơ khí, sàn nâng thủy lực là thiết bị không thể vắng mặt tại các công ty logistic với ưu điểm dễ vận hành và có thể điều khiển bằng nút nhấn thông qua hộp điều khiển nhờ vậy việc sử dụng được trở nên thuận tiện hơn rất nhiều.

Sàn nâng thủy lực Hydraulic Dock Leveler được vận hành bằng 1 hoặc 2 hệ thống bơm thủy lực với kết cấu vô cùng chắc chắn cùng đặc tính chịu lực cao. Điều đặc biệt này giúp cho sàn nâng tự động thủy lực được ưa chuộng nhiều trong các xí nghiệp có lượng vận chuyển hàng hóa thường xuyên và liên tục.

Khác với sàn nâng cơ học, Dock Leveler thủy lực an toàn, đơn giản và phù hợp hơn nhờ khả năng chịu tải cao, chính vì vậy việc vận chuyển hàng hóa được hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Mặc dù, chi phí để sở hữu một sàn nâng và xây dựng thêm hố Dock là không hề rẻ, nhưng đồng thời chi phí bảo trì và vận hành thấp, vì vậy thiết bị này xứng đáng là lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp.

Tham khảo chi tiết sản phẩm sàn nâng thủy lực

Cầu dẫn tải – dock bridge

Dock bridge màu xanh dương
Cầu dẫn tải dành cho kho hàng không thể xây hố dock nhưng vẫn đạt được hiệu quả xếp dỡ hàng

Cầu dẫn tải hay dock bridge là thiết bị được thiết kế để kết nối giúp xe nâng dễ dàng di chuyển vào container thực hiện việc vận chuyển hàng hóa an toàn và hiệu quả giống như dock leveler. Được lắp đặt tại ngay ngoài cửa kho, che chắn phần lớn cửa.

Với cách vận hành khá đơn giản thông qua hệ thống xy lanh hoặc xích kéo tay khá đơn giản doanh nghiệp có thể tiến hành nâng hạ, vận chuyển hàng. Sử dụng cầu dẫn tải sẽ có những ưu điểm của dock leveler lại còn kèm thêm tiết kiệm chi phí đầu tư hơn dock leveler và không phụ thuộc vào nền kho giúp cho doanh nghiệp cải thiện hiệu quả làm việc. Ngoài ra ưu điểm của cầu dẫn tải là xe container hay xe tải không phải lùi sát cửa kho hạn chế được phần nào tai nạn khi lái xe lùi quá mức gây hư hỏng loading dock.

Tuy nhiên, cầu dẫn tải chỉ được ứng dụng và ưa chuộng tại các xí nghiệp nhỏ, đã xây lâu, không muốn tốn nhiều chi phí xây dựng hố Dock, lắp đặt đơn giản, vận chuyển khối lượng hàng nhỏ, gọn và tần suất sử dụng ít.

Bàn nâng thủy lực – Hydraulic lift table

xe nâng lấy hàng trong container ra bằng bàn nâng
Bàn nâng thủy lực có thể thay thế dock leveler hỗ trợ xếp dỡ hàng trong thùng xe

Bàn nâng thủy lực trang bị những thanh được xếp chéo nhau hình chữ X kết nối vững chắc với khung chịu lực. Mặt bàn được làm từ thép không gỉ có độ bền cao thích nghi với mọi điều kiện thời tiết, đảm bảo vận hành ổn định lâu dài. Sử dụng nguyên lý nâng thông qua hệ thống thủy lực có thể giúp quá trình nâng hạ ổn định ở mức trọng tải nhiều hơn 6000kg và nâng được tối đa lên đến 3,6m.

Trên thực tế ở Việt Nam ít ai biết được bàn nâng thủy lực có thể lắp tại khu vực loading dock, những nhà máy hay kho logistics có sàn kho thấp cần đưa hàng hóa lên cao ngang thùng xe thường xuyên và lượng hàng hóa thường có kích thước lớn hay trọng tải lớn. Khi sử dùng bàn nâng thủy lực sẽ tiết kiệm được một số tiền lớn đầu tư xây dựng sàn kho cao, Tuy nhiên cũng gặp một số bất cập như tốc độ xếp dỡ hàng sẽ không nhanh bằng với dock leveler hay dock bridge, phải tốn thêm 1 nhân công đứng điều chỉnh bàn nâng lên xuống và giá thành của sản phẩm cũng cao hơn các loại ở trên.

Đặc biệt bàn nâng thủy lực còn được yêu thích tại các showroom, gara xe, tầng hầm hoặc cao ốc, giúp xe có thể quay đầu tại những khu vực bị hạn chế diện tích đất, nhờ vậy tiết kiệm không gian cũng như tối ưu diện tích hơn.

Tham khảo chi tiết về bàn nâng thủy lực

Các yếu tố quan trọng trước khi mua thiết bị nâng hạ phù hợp cho Loading dock


Trên thị trường có rất nhiều loại Dock, mỗi loại đều sở hữu những ưu điểm và cách vận hành khác nhau. Dưới đây chúng tôi xin liệt kê một số yếu tố quan trọng để khách hàng có thể lựa chọn tùy theo mục đích sử dụng của mình.

Tần suất sử dụng

Tần suất sử dụng cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định lựa chọn thiết bị nâng hạ phù hợp cho Loading Dock. Với những doanh nghiệp có tần suất sử dụng thường xuyên thì Dock Leveler hiển nhiên chính là thiết bị yêu thích nhất của họ bởi khả năng sử dụng liên tục, tuổi thọ cao và phù hợp không gian nhất với phần lớn các doanh nghiệp.

Đối với tần suất từ thấp đến trung bình, cầu dẫn tải linh hoạt và tiện dụng hơn rất nhiều so với những loại thiết bị khác, phù hợp với những cơ sở, nhà máy sản xuất nhỏ cần vận chuyển hàng dưới 6000 kg. Doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh và sản xuất, đặt tiêu chí tiết kiệm chi phí thì càng không nên bỏ qua vì cầu dẫn tải có thể cắt bỏ khoảng chi phí lắp đặt hố Dock, giá thành sản phẩm rẻ.

Cùng là vận chuyển những vật nặng với tần suất liên tục, nhưng bàn nâng thủy lực lại được dùng nhiều trong kho hàng, nơi vận chuyển hàng hóa khối lượng nặng kích thước quá khổ.

Tham khảo thêm bài viết cách chọn loại sàn nâng phù hợp

Trọng lượng hàng hóa

bàn nâng thủy lực được lắp ở khu vực xuất nhập hàng
Đối với sàn kho thấp mà trọng tải hàng hóa lớn thì bàn nâng thủy lực là sự lựa chọn hàng đầu

Để cơ sở của bạn chọn lựa được loại thiết bị phù hợp, cần xác định loại xe và loại hàng hóa chính trong nhà máy, nhà xưởng. Tải trọng vận chuyển lớn đòi hỏi nhiều lực và thiết bị cồng kềnh hơn, cũng như cần mặt sàn làm từ những vật liệu có thể chịu được lực hơn như sắt, thép,…

Với những mặt hàng có trọng lượng nhẹ thì có thể sử dụng cầu dẫn tải có khả năng chịu tải thấp tới trung bình. Ngược lại với những mặt hàng có trọng lượng lớn thì cần tới cầu dẫn container, bàn nâng, sàn nâng thủy lực sở hữu đặc tính cứng cáp, độ bền cao lại chịu được tải tải trọng lớn mà không bị rung lắc trong quá trình nâng hạ.

Chi phí đầu tư

Bởi vì hoạt động không cần điện nên Dock Leveler cơ khí có chi phí trả trước rẻ hơn và không tốn chi phí vận hành, tuy nhiên chúng có thể gây ra hóa đơn cao hơn khi bảo trì dài hạn tổng thể. Ngược lại sàn nâng tự động thủy lực có giá cao hơn loại cơ khí không quá nhiều và chi phí bảo hành bảo trì thấp, tuy nhiên loại thiết bị này vẫn tốn chi phí tiêu thụ điện hàng tháng.

Bên cạnh đó, còn phải liệt kê đến Loading Bridge và bàn nâng thủy lực đây là một trong những giải pháp hoàn hảo cho việc đầu tư một lần sử dụng dài lâu. Tìm được đơn vị trực tiếp sản xuất từ những chất liệu vô cùng vững chắc và kiên cố, thì khâu tiến hành vận chuyển hoàn toàn được đảm bảo, tránh gây ra nhiều rủi ro ảnh hưởng đến người và hàng hóa.

Thiết kế của kho xưởng

Scissor lift table màu đen ở loading bay
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài lại chuộng dùng bàn nâng thủy lực thay dock leveler vì tiết kiệm được chi phí đầu tư đáng kể

Còn một điều khác cần phải chú ý trước khi đưa ra quyết định lựa chọn đầu tư, đấy chính là thiết kế của kho xưởng. Mỗi loại thiết bị nâng hạ có những nguyên lí hoạt động và cấu tạo phù hợp với từng loại thiết kế nghành nghề, sản phẩm của nhiều cơ sở, nhà xưởng khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Đối với kho xưởng có sàn kho cao hơn 1m5 thì nên dùng sàn nâng thủy lực hoặc sàn nâng cơ khí. Trường hợp sàn thấp hơn 1m5 thì doanh nghiệp có thể cân nhắc bàn nâng thủy lực.
  • Đối với loại loading dock được xây dựng từ lâu mà hiện nay sàn kho bị thụt vào trong thì nên dùng loading bridge hoặc sàn nâng thủy lực lip trượt vì lip có thể điều chỉnh độ dài như mong muốn lại hạn chế thất thoát nhiệt khi vận chuyển hàng ra vào kho.
  • Còn đặt biệt với nhà xưởng dùng cho xe ô tô, gara, showroom,… thì bàn nâng thủy lực ô tô là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu bởi độ thích ứng hoàn hảo nhất.

Chính sách bảo trì bảo dưỡng

Nhằm giảm thiểu mức độ hao mòn, hư hỏng và thất thoát, nâng cao tuổi thọ, giá trị sử dụng của các loại trang thiết bị, máy móc, bạn nên thường xuyên bảo hành và bảo trì định kỳ. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm khác nhau và được tiến hành bảo trì những bộ phận quan trọng khác nhau.

Sàn nâng thủy lực ít bảo trì hơn so với sàn nâng cơ học vì nó chỉ bao gồm 3 bộ phận chính: bộ nguồn, 2 xi lanh và motor. Chỉ cần bạn kiểm tra dầu xy lanh và bổ sung khi cần để quá trình nâng được diễn ra êm ái. Ngược lại, sàn nâng cơ khí sử dụng các bộ phận chuyển động nhỏ nhưng phải chịu lực nặng liên tục, những bộ phận này cần được bảo trì và thay thế 3 – 6 tháng một lần trong quá trình sử dụng.

Mặc khác, cơ sở của bạn sẽ có lợi thế rất lớn khi mua sản phẩm ở Việt Nam, bởi vì Sài Gòn Nam Phát là đơn vị tư vấn, thiết kế và trực tiếp sản xuất sản phẩm theo yêu cầu đạt tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu, có thể sẵn sàng cung cấp cho bạn phụ tùng để thay thế mọi lúc mọi nơi.

Bên cạnh các yếu tố trên, việc tư vấn lựa chọn và lắp đặt đúng cách rất quan trọng trong việc chọn thiết bị phù hợp với Loading Dock của cơ sở mình. Nhưng khi đến với SGNP, đội ngũ kỹ thuật sẽ có mặt để khảo sát và hỗ trợ khâu lắp đặt, cùng với đó là chính sách bảo hành, bảo trì dài hạn.

Quý khách có nhu cầu tìm hiểu về những thiết bị trên hãy nhanh tay nhấc máy gọi ngay đến số Hotline: (+84) 938 828 242, đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ nhanh chóng liên hệ hỗ trợ rõ hơn về chi tiết cũng như cách thức mua hàng trong thời gian sớm nhất.

Bài viết liên quan: