1. Dòng tiền luân chuyển khó khăn
“Tác động của làn sóng đại dịch thứ hai này tới doanh nghiệp đặc biệt lớn”, bà Phạm Thị Ngọc Thủy, chia sẻ về kết quả khảo sát. Theo đó, những con số điển hình như sau:- 2% số doanh nghiệp đã giải thể.
- 20 % số doanh nghiệp được hỏi đã dừng hoạt động.
- 76% số doanh nghiệp vẫn hoạt động nhưng không cân đối được thu – chi.
- Chỉ có 2% số doanh nghiệp nói rằng tạm thời chưa bị tác động.

- 81% số doanh nghiệp cho biết khó khăn lớn nhất là đứt đơn hàng, không có hợp đồng mới.
- 72% số doanh nghiệp cho biết khó khăn thứ hai là phải lo các khoản chi phí liên quan đến người lao động như trả lương và đóng bảo hiểm nộp phí công đoàn…
- 42-45% doanh nghiệp cho biết khó khăn là lo chi phí cho nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào, chi phí thuê kho bãi, nhà xưởng, văn phòng…
2. Dòng tiền của doanh nghiệp đang dần cạn kiệt
Cụ thể là:Theo khảo sát, ở đợt dịch lần đầu, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp là đứt gãy chuỗi cung, thì bây giờ vấn đề căng thẳng nhất là dòng tiền, doanh nghiệp giảm doanh thu, thậm chí không có doanh thu, không có khả năng thanh toán…- 76% doanh nghiệp được hỏi cho biết không cân đối được thu – chi,
- Trong đó 54% doanh nghiệp cho biết dòng tiền vào chỉ đáp ứng được 50% chi phí.

3. Gánh nặng lớn nhất là tiền thuê đất, mặt bằng kinh doanh giá rẻ
Một số hiệp hội doanh nghiệp chỉ rõ, nhiều doanh nghiệp thuê đất của Nhà nước đang phải chịu gánh nặng lớn nhất. Nguyên nhân là do điều chỉnh chính sách và cách tính giá thuê đất khiến tiền thuê đất của Nhà nước năm 2020 tăng đột biến.Có những doanh nghiệp phải trả tiền thuê đất cao gấp 3 – 4 lần so với năm 2019. Số tiền trả tiền thuê đất của các doanh nghiệp có diện tích sử dụng đất lớn như doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, kinh doanh kho bãi, logistics tăng vài chục phần trăm tới hàng trăm phần trăm so với năm 2019.“Đây là vấn đề gây áp lực nghiêm trọng với doanh nghiệp vì phần lớn doanh nghiệp có doanh thu sụt giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp đóng băng hoạt động như doanh nghiệp ngành du lịch khách sạn”, bà Thủy nói.Các doanh nghiệp cho rằng từ nay tới cuối năm, nếu tình hình Covid-19 ở Việt Nam và trên toàn cầu không có tín hiệu khả quan hơn thì số doanh nghiệp phải đóng cửa tạm thời hoặc giải thể sẽ còn tăng.
4. Đã có sự suy giảm niềm tin do chính sách hỗ trợ khó tiếp cận
Một vấn đề rất quan trọng phải lưu tâm từ kết quả khảo sát là đã có sự suy giảm niềm tin của nhiều doanh nghiệp, do nhìn nhận rằng chính sách đã ban hành thiếu khả năng để được thực thi, dẫn tới kém phát huy hiệu quả.Bà Thủy cho biết, ở những lần khảo sát trước, doanh nghiệp nhiệt tình trăn trở, suy nghĩ, hào hứng nêu ý kiến đóng góp để Chính phủ đưa ra chính sách hiệu quả nhất nhằm giúp họ duy trì sản xuất, phục hồi kinh tế.Nhưng lần này, sự hào hứng đó đã không còn nữa, thậm chí một số doanh nghiệp còn tỏ ra thất vọng vì chính sách đã ban hành khó tiếp cận, kém hiệu quả và doanh nghiệp kiến nghị nhiều lần mà gần như không có thay đổi.5. Những thách thức lớn doanh nghiệp phải đối mặt trong 6 tháng tới
Từ kết quả khảo sát, Ban IV đề nghị quá trình làm chính sách phải thực sự đặt mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu, chính sách phải nhanh ban hành và điều kiện phụ hợp thực tế, được thực thi nhanh.Gói hỗ trợ tới đây cần tạo động lực cho doanh nghiệp. Thay vì hỗ trợ doanh nghiệp đã kiệt quệ, đổ vỡ thì nên hướng tới chính sách giúp doanh nghiệp tiết giảm dòng tiền chi ra.
Theo Baomoi.com