15 CÔNG TY NHẬT BẢN QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TỪ TRUNG QUỐC SANG VIỆT NAM

15 công ty Nhật Bản quyết định di dời hoạt động sản xuất tử Trung Quốc sang Việt với các quy mô lớn, vừa và nhỏ nhưng chưa rõ việc di dời này là một phần hay toàn bộ hoạt động sản xuất của họ tại Trung Quốc.

1. 15 doanh nghiệp chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam

15 doanh nghiệp Nhật Bản sẽ được chính phủ nước này hỗ trợ chi phí để chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (Jetro) vừa công bố danh sách 30 doanh nghiệp nước này (trên tổng số hơn 100 công ty đăng ký dự án đa dạng hoá chuỗi cung ứng) được nhận trợ cấp để chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Lào.

Một nửa danh sách này là các công ty đăng ký chuyển sang Việt Nam, gồm doanh nghiệp quy mô lớn, nhỏ và vừa (SME). Chưa rõ việc di dời này là một phần hay toàn bộ hoạt động sản xuất của họ tại Trung Quốc.

Danh sach 15 công ty di dời sang Việt Nam
Danh sách 15 công ty di dời từ Trung Quốc sang Việt Nam

Nhưng đây là tín hiệu đáng mừng cho Việt Nam nói chung và cơ hội phát triển của các công nhân cũng như doanh nghiệp nói riêng. Sẽ là một bước tiến mới trên con đường phát triển nền kinh tế nước nhà. Đồng thời, điều này cũng chứng minh, nền kinh tế và nguồn tài nguyên nhân lực tại Việt Nam cũng không thua kém các nước khác trên thế giới khi đã thu hút được nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư và hướng đến.

  1. Nhật Bản hỗ trợ đẩy mạnh chuối cung ứng

Đa số công ty được trợ cấp để sang Việt Nam thuộc lĩnh vực sản xuất thiết bị y tế. Bên cạnh đó, có một số doanh nghiệp sản xuất liên quan đến chất bán dẫn, linh kiện điện thoại, máy điều hoà hay module điện… Trong danh sách này, Tập đoàn Hoya sản xuất linh kiện ổ cứng dự kiến di dời hoạt động sản xuất Trung Quốc sang Việt Nam và Lào.

cong nhan
Doanh nghiệp thuộc ngành nghề điện tử-linh kiện

Theo công bố của Jetro, số tiền trợ cấp dao động 100 triệu đến 5 tỷ yen, bù đắp một phần chi phí cần thiết để mua sắm và lắp đặt máy móc, thiết bị cho việc mở rộng sản xuất.

Ngoài 30 công ty được trợ cấp để chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á, Chính phủ Nhật Bản cũng chi ít nhất 57,5 tỷ yen (536 triệu USD) cho 57 công ty gồm hãng tư nhân sản xuất khẩu trang Iris Ohyama và Tập đoàn Sharp để chuyển hoạt động sản xuất về nước.

Đây là một phần chính sách nằm trong dự án đa dạng hoá chuỗi cung ứng toàn cầu được Nhật Bản công bố từ tháng 4. Nhật Bản là nền kinh tế thứ hai (sau Đài Loan) có chính sách cụ thể để đẩy mạnh việc đa dạng hoá chuỗi cung ứng toàn cầu, giảm thiểu sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc.

Năm ngoái, chính quyền Đài Loan cũng đã hỗ trợ doanh nghiệp cả về đất đai, nước, điện, vốn và thuế để thúc giục doanh nghiệp chuyển hoạt động sản xuất về nước.

Bài viết liên quan: