KINH TẾ VIỆT NAM SẼ ĐẠT MỨC TĂNG TRƯỞNG 8,1% TRONG NĂM 2021 

Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam, ông Tim Evans, vừa có những đánh giá tăng trưởng kinh tế Việt Nam cuối năm 2020 và triển vọng năm 2021.

1. Việt Nam Là Quốc Gia Duy Nhất Tại ASEAN Có Tăng Trưởng Dương

Theo ông Tim Evans, mặc dù đứng trước những trở ngại do đại dịch COVID-19 gây ra, Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng GDP 1,8% trong nửa đầu năm nay, và là một trong số những quốc gia hiếm hoi trên thế giới duy trì được đà tăng trưởng kinh tế. Lạm phát bình quân 11 tháng vừa qua tiếp tục được kiểm soát với mức tăng 3,51% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mục tiêu bình quân dưới 4% mà Quốc hội đề ra. Thành tựu này đạt được nhờ vào những nỗ lực của Chính phủ trong việc kiểm soát dịch bệnh và ngay cả khi đôi lần dịch bùng phát trở lại làm ảnh hưởng đến đất nước.
TT 01 1
Ông Tim Evans – Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam
Khối Nghiên cứu Kinh tế Toàn cầu HSBC dự báo kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 2,6% trong năm 2020, từ đó tạo đà phát triển để đạt mức 8,1% trong năm 2021. Trong năm 2020, động lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam tiếp tục là khu vực chế biến chế tạo và xuất khẩu cùng với đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn đóng vai trò quan trọng. Theo chỉ số tháng 11, Việt Nam đang trên đà phục hồi kinh tế vững chắc. TT 02 Sản xuất lần đầu tăng trưởng 2 con số kể từ đầu mùa dịch, trong khi xuất khẩu tiếp tục toả sáng do các đơn hàng về điện tử. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tính chung 11 tháng đầu năm 2020 ước tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước. Đối với xuất khẩu, tính chung 11 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ước đạt 254,6 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. TT 03 Một điểm sáng cho kinh tế Việt Nam năm 2020 là sự kiên định trong việc theo đuổi chính sách hội nhập của Chính phủ Việt Nam thể hiện ở việc ký kết Biên bản kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam Anh quốc (UKVFTA) vào ngày 11/12/2020, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực vào tháng 8 và việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào tháng 11.

2. Mức Tăng Trưởng Tương Lai Của Năm 2021 Và Một Số Tín Hiệu Đáng Quan Tâm

Việt Nam được kỳ vọng sẽ kết thúc năm 2020 với mức tăng trưởng dương. Bước sang năm 2021, Việt Nam sẽ tiếp tục đà hồi phục nhờ được hưởng lợi từ sự phục hồi của tiêu dùng trong nước, tăng trưởng thương mại ổn định và nhờ vào dòng vốn FDI. Trong khi đó, với bối cảnh tiêu dùng chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh, lạm phát sẽ tiếp tục được kiểm soát ở dưới mức bình quân 4% mà Quốc hội đề ra. TT 04 Các hiệp định thương mại đã kết thúc đàm phán, đã được ký hay đã có hiệu lực như UKVFTA, EVFTA hay RCEP sẽ tiếp tục là tiền đề vững chắc để thúc đẩy tăng trưởng cho lĩnh vực xuất khẩu, đẩy mạnh thặng dư thương mại. Trong khi đó, với nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc và khả năng đẩy lùi dịch bệnh, không khó để thấy Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến đầu tư sáng giá trong khu vực, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử – công nghệ. Về bức tranh tỷ giá trong năm 2021, Việt Nam có cơ sở để kỳ vọng tỷ giá tiếp tục được điều hành theo cơ chế linh hoạt. Đáng chú ý, với việc dự trữ ngoại hối cao kỷ lục, Ngân hàng Nhà nước có đủ công cụ và nguồn lực để điều hành tỷ giá theo hướng ổn định, đáp ứng cung – cầu thị trường. Tuy nhiên, vẫn có những thách thức cần quan sát và theo dõi như lộ trình phân phối vaccine cho COVID-19, đà hồi phục của chuỗi cung ứng toàn cầu, quá trình chuyển giao bầu cử Tổng thống Mỹ.

Theo Brandvietnam

Bài viết liên quan: